2016/12/10

Vì sao Việt Tân lại sốt sắng với chiêu bài bảo vệ môi trường

Hoa đất


Từ lâu, các thế lực thù địch vẫn sử dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” để chống phá Nhà nước Việt Nam. Kịch bản này vẫn đang được các tổ chức phản động lưu vong bên ngoài đứng đầu là Việt Tân nhai đi nhai lại một cách khá nhàm chán. Đây là một mưu toan, một chiêu bài mà chúng tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam trên trường quốc tế, gây rối, chia rẽ, tạo ra tình trạng mất đoàn kết trong nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” còn được Việt Tân sử dụng như một công cụ để thông qua đó các nước can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Nhưng cho dù chúng có “nhai đi, nhai lại” thì vẫn không thể lừa bịp được nhân dân Việt Nam. Vì vậy, chúng nhanh chóng chuyển hướng sang những vấn đề gây bức xúc trong xã hội để xuyên tạc, chống phá: Bauxite, cây xanh, sự cố môi trường các tỉnh miền Trung… 

Lợi dụng danh nghĩa bảo vệ môi trường để biểu tình, chống phá 

Điển hình là lợi dụng vấn nạn cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, các đối tượng được Việt Tân hậu thuẫn đã tìm cách kích động, lôi kéo người dân xuống đường tuần hành, biểu tình, từ đó tiến tới gây bạo loạn vũ trang, đập phá cơ sở vật chất, trụ sở cơ quan công quyền, gây áp lực thực hiện ý đồ chính trị của chúng. Việt Tân đã chỉ đạo cho số cơ sở bên trong núp bóng dân chủ, lấy danh nghĩa đòi quyền lợi cho nhân dân và bảo vệ môi trường nhưng thực chất là để thực hiện các mưu đồ chính trị chống phá Nhà nước Việt Nam.

Thực ra, chiêu bài này không có gì mới, bởi bản chất của Việt Tân vẫn thường xuyên xuyên tạc các vấn đề nóng gây bức xúc trong xã hội để thực hiện ý đồ chống phá của chúng. Vì sao Việt Tân lại có sự chuyển hướng nhanh chóng như vậy?

Có thể nhận thấy, trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, vấn đề môi trường có tác động trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Những vấn đề bức xúc về môi trường có khả năng tác động rộng lớn đến quần chúng, nhanh chóng lan tỏa dư luận để các đối tượng tập hợp lực lượng, gây mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền. Việt Tân có thể dễ dàng lợi dụng sự bức xúc của người dân, sự thiếu kiềm chế trong suy nghĩ và hành động của một bộ phận nhân dân, tâm lý hùa theo đám đông để kéo họ xuống đường, tụ tập, từ đó gây sức ép đến các cấp chính quyền. Đây là cách nhanh nhất chúng để quy kết, đổi lỗi cho bản chất chế độ ở Việt Nam.

Mặt khác, thời gian qua quá trình hậu thuẫn cho các “nhà hoạt động dân chủ” như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thuỷ, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lê Công Định v.v. không mấy hiệu quả. Mặc dù Việt Tân đã dồn nhiều công sức và tiền của nhằm xây dựng “ngọn cờ” vào số đối tượng trong nước nhưng do năng lực và uy tín hạn chế nên khả năng tập hợp lực lượng của số này chỉ là những con số không tròn trĩnh. Theo đánh giá của nhiều nhà “dân chủ” đã giải nghệ thì những thành phần này lấy đâu ra chính nghĩa và uy tín để đại diện cho cái gọi là đấu tranh vì “dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam. Nhanh chóng chuyển hướng sang danh nghĩa “bảo vệ môi trường” – Việt Tân đang chọn cho mình bức "bình phong" khá chắc chắn và kín đáo để che dấu mục đích chính trị xấu xa của mình.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế hết sức khó khăn, Việt Tân cũng phải oằn mình ra để duy trì hoạt động. Con số mới nhất là 619,632.34 USD do Đài Truyền Hình SBTN (sân sau của Việt Tân) đứng đầu là nhạc sĩ Trúc Hồ phát động trong thời gian qua tại Hải Ngoại với bình phong là nhằm cứu giúp nạn nhân bão lụt Miền Trung và yểm trợ công lý cho nạn nhân Formosa. Quá nhiều, quá ấn tượng cho Việt Tân với chiêu bài bảo vệ môi trường. Mọi người còn nhớ trước đây Trúc Hồ (SBTN) đã nhiều lần đứng ra vận động ủng hộ cho thương phế binh VNCH tại Mỹ nhưng chỉ dừng lại ở vài nghìn USD ít ỏi. Đánh trúng vào tâm lý bảo vệ môi trường, Việt Tân dễ dàng thu hút sự chú ý của cộng đồng và các thế lực cực hữu nhằm dễ bề vận động tài chính.

Vì vậy, không khó để giải thích Việt Tân đang sốt sắng lợi dụng sự cố môi trường để chống phá Việt Nam hơn bất cứ tổ chức nào khác.

No comments: