Viễn
Từ lâu, thuyết âm mưu nói chung đã được nhân loại đề cập đến dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, đối với hoạt động chiến tranh tâm lý, tuyên truyền phá hoại tư tưởng chống Việt Nam thì gần đây, thuyết âm mưu này mới trở thành một thủ đoạn mang tính chất chủ đạo, đặc biệt là với truyền thông lề trái và các nhà “dân chủ” Việt.
Vậy thuyết âm mưu trong hoạt động chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng chống Việt Nam là gì và thời gian qua các nhà “dân chủ” đã sử dụng thuyết này như thế nào.
Nói về thuyết âm mưu trong hoạt động phá hoại tư tưởng chống Việt Nam, có thể khái quát ngắn gọn đó là tất cả mọi con đường đều dẫn về thành Rome, tức các bài viết của các nhà “dân chủ” dù đề câp vấn đề gì, bình luận sự kiện nào cũng đều chỉ xuất phát từ một âm mưu duy nhất, đó là tuyên truyền chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng nhân dân Việt Nam, làm cho nhân dân Việt Nam mất niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Với âm mưu này, họ xuyên tạc, bịa đặt, dựng chuyện nhiều vấn đề. Từ việc bịa đặt ra những câu chuyện không có thật về việc đấu đá nội bộ trong ban lãnh đạo Đảng, Nhà nước hay họ thường thổi phổng tất cả một số khó khăn, hạn chế, mặt tiêu cực trong xã hội thành bản chất của chế độ rồi bôi đen, phủ nhận sạch trơn mọi thành tựu của đất nước để đánh vào vai trò lãnh đạo của Đảng, cho rằng mọi khó khăn, hạn chế đều là do vai trò lãnh đạo của Đảng và do thể chế chính trị, do đó cần thay đổi.
Ngay cả những bài viết của họ dù dưới danh nghĩa là góp ý, kiến nghị giúp Đảng chống tham nhũng, tiêu cực cũng đều vì thuyết này mà không hề có tính xây dựng, thay vào đó là dẫn dắt người đọc đến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Ví dụ như họ thường cho rằng vì Việt Nam duy trì chế độ một đảng nên dẫn tới độc tài và từ độc tài dẫn đến tham nhũng. Do đó để phòng chống tham nhũng cần đa nguyên, đa đảng, cần xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp.
Một điều rất dễ nhân thấy của thuyết này là tính chất thù địch, thể hiện qua mục đích của người viết. Khi đề cập tới bất kì vấn đề gì, họ đều xuất phát từ mục đích làm sao đánh được vào niềm tin của các tầng lớp nhân dân với Đảng với chế độ và hoàn toàn bỏ qua tính khách quan trung thực cũng như tinh thần xây dựng.
Bình luận thêm về thuyết này, nhà báo Hồng Quang trong bài viết trên báo Nhân dân đã chỉ ra cụ thể một số biểu hiện điển hình của thuyết âm mưu:
“Đặc biệt từ khi in-tơ-nét phát triển, bài vở xuất phát từ thuyết âm mưu ngày càng nhiều hơn, điển hình trong đó là sản phẩm của mấy kẻ như Phạm Trần, Ngô Nhân Dụng, Tưởng Năng Tiến, Kami, Bùi Thanh Hiếu (blogger Người buôn gió),… và một số “nhà báo, chuyên gia, nhà nghiên cứu” là người nước ngoài! Thủ đoạn chung trong sản phẩm của mấy người này là khai thác, tận dụng, dựa trên một (hay một số) con người, hiện tượng, sự kiện, vấn đề được dư luận quan tâm, để ghép nối với một (hay một số) con người, hiện tượng, sự kiện, vấn đề hiện tượng khác, và nhặt nhạnh một số tư liệu đã công bố bổ sung cho có vẻ xác thực, thêm thắt một số chi tiết mùi mẫn, giật gân để gợi sự tò mò của người đọc, sau đó bình luận, bịa đặt, suy đoán có lớp lang để biến thành vấn đề hệ trọng, khẳng định đó là hậu quả của âm mưu, thủ đoạn của “bàn tay vô hình”. Để gia cố sự thuyết phục, khi trình bày, những kẻ này cố tỏ ra rất am hiểu, nắm chắc vấn đề, trích dẫn đông tây tạo vẻ uyên bác, điểm xuyết bằng loại thông tin không thể kiểm chứng như “một nguồn tin cao cấp cho biết”, “một lãnh đạo giấu tên khẳng định”, “một tài liệu mật phổ biến trong nội bộ viết”,… Sau khi công bố, những sản phẩm này thường lập tức được khai thác, đăng tải tại rất nhiều địa chỉ trên mạng, từ trang tiếng Việt của RFA, BBC, VOA, RFI,… đến blog, facebook của một số cá nhân, tổ chức xấu, thù địch với Việt Nam…”
Như vậy có thể thấy thuyết âm mưu là vô cùng nguy hiểm. Nó có thể đánh lừa nhận thức người đọc, làm cho người đọc mất khả năng nhận thức đánh giá đúng và trúng vấn đề đồng thời nhận thức vấn đề theo hướng sai lệch theo ý đồ của người viết.
Vì một bầu không khí chính trị trong sạch, chúng ta cần cảnh giác và tỉnh tảo trước cái gọi là thuyết âm mưu này.
No comments:
Post a Comment