2016/06/10

Quan điểm chính thức của Mỹ về vụ cá chết

Mẹ Đốp
Đại sứ Ted Osius (Nguồn: Internet). 
Tại buổi trao đổi với phóng viên kênh truyền hình Csis của Mỹ, ngoài việc cho biết "Hoa Kỳ đã chính thức ngỏ lời giúp đỡ Việt Nam tìm hiểu lý do cá chết và giải pháp, nhưng Hà Nội đã từ chối" (Về lí do đã được lí giải Tại đây), Đại sứ Ted Osius đã chia sẻ thêm về quan điểm của Mỹ trong vấn đề cá chết và xung quanh cách ứng xử của nhà chức trách Việt Nam đối với người dân trong các cuộc tuần hành vừa qua liên quan đến vụ việc này và nhận được câu trả lời như sau:
"Khi được hỏi về quan điểm của Hoa Kỳ về các cuộc xuống đường vì môi trường trong tháng qua, Đại sứ Osius trả lời, Hoa Kỳ xem việc biểu tình ôn hòa là điều tốt. Hoa Kỳ có quan điểm nhất định một chính quyền nên hành xử ra sao đối với biểu tình ôn hoà, tuy nhiên đây là vấn đề giữa người dân và nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ chỉ có thể chia sẻ sự quan tâm mà thôi" (Nguồn: https://www.csis.org/…/president-barack-obama%E2%80%99s-vis…).  
Trên thực tế, phải công nhận rằng, trong sự việc cá chết vừa qua, dư luận một bộ phận người dân Việt Nam (chủ yếu là đám dân chủ, chống Cộng cực đoan) đã thể hiện rõ quan điểm mong muốn các nhà chức trách Mỹ vào cuộc can thiệp để buộc phía Việt Nam phải làm điều này, điều khác. Đó cũng là lí do rất nhiều bản thỉnh nguyện thư về vụ cá chết đã gửi đích danh Tổng thống Mỹ hay các nhà lãnh đạo của Thượng viện và Hạ viện nước này. 
Bản thỉnh nguyện thư được đăng trên trang mạng chính thức của Nhà Trắng (Nguồn: We the People của Nhà Trắng). 

Bản thỉnh nguyện thư với nhan đề “Hãy giúp đỡ nhân dân Việt Nam tránh khỏi thảm họa môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh, miền Trung Việt Nam” được gửi đi ngày 26/4/2016 được đăng chính thức trên trang mạng We the People của Nhà Trắng (link) có thể xem là một ví dụ có tính điển hình cho những điều vừa được nói ra. Bản thỉnh nguyện thư này đã đề nghị "Mỹ giúp đỡ người dân Việt Nam trước thảm họa môi trường khiến hàng loạt cá chết tại các tỉnh miền Trung". 

Ngay lập tức, những bản thỉnh nguyện thư kiểu này đã vấp phải sự chỉ trích của dư luận trong nước khi cho rằng "Thỉnh nguyện thư gửi Nhà Trắng – Tâm lý nương nhờ ngoại bang chỉ dẫn đễn họa mất nước". Tuy nhiên, điều được quan tâm hơn hết thảy là người Mỹ đã có quan điểm như thế nào về vấn đề này sau khi nhận được những bức thỉnh nguyện thư như nêu trên. Từ những điều đã chỉ ra thì có thể nhận định nội dung đoạn trả lời của Đại sứ Ted Osius về nội dung này là hoàn toàn chính thống và nó đủ sức đại diện cho Nhà nước Mỹ trên khía cạnh phát ngôn. 
Hiểu như thế nào về quan điểm của Mỹ về vấn đề cá chết? 
Có thể với nhiều người, họ đã hiểu trực tiếp đoạn văn nói về quan điểm của người Mỹ về vấn đề cá chết vừa qua đã trích dẫn ở trên. Tuy nhiên, tôi tin rằng không phải ai cũng có thể hiểu một cách tường tận và thấu đáo nội dung quan điểm này. Với suy nghĩ đó, tôi xin mạn phép được chỉ ra như sau: 

(1). Mỹ đồng tình với việc người dân xuống đường tuần hành vì môi trường trong tháng qua nhưng việc tuần hành phải diễn ra trong ôn hòa. Đây hoàn toàn là điều dễ hiểu và xét trên mọi khía cạnh thì dù quốc gia đó có Luật biểu tình hay chưa có thì điều này cần phải được tôn trọng. Tất nhiên, Việt Nam cũng không phải là quốc gia ngoại lệ. Tuy nhiên, lí giải việc tại sao các nhà chức trách tại Việt Nam, nhất là tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh phải dùng những biện pháp mà theo miêu tả các nhà dân chủ trong nước là "thẳng tay đàn áp người biểu tình" và "tiến hành bắt bớ một số công dân tham gia tuần hành"... thì xin được thưa lại rằng: Bởi họ đã vượt qua cái giới hạn của sự "ôn hòa" để tiến tới trở thành một hoạt động "bạo loạn" mà nếu không trấn áp nó có thể bị biến thành một hình thức "cách mạng đường phố", "cách mạng màu" như cái cách mà Ukraine dẫn đến tình trạng hiện tại. 

Bằng chứng được chỉ ra trước khi nhà chức trách Việt Nam thực hiện các biện pháp tự vệ chính đáng của mình chính là: Nếu xuống đường tuần hành ôn hòa thì tại sao phải mang theo bom xăng, công cụ hỗ trợ và sẵn sàng tấn công lại các lực lượng chức năng đang thi hành công vụ? Ôn hòa làm sao khi chỉ cần một cử chỉ vừa phải thôi của nhà chức trách cũng đủ biến thành một cái cớ để ăn vạ (trường hợp của cô Hoàng Mỹ Yên tại TP Hồ Chí Minh). Cho nên, việc giới chức Mỹ đồng tình với quan điểm "tuần hành trong ôn hòa" cũng đồng nghĩa họ đồng tình với cách ứng xử của nhà chức trách Việt Nam khi cuộc tuần hành vượt quá giới hạn của sự ôn hòa thường thấy. Và tôi tin rằng, giới chức Mỹ cũng ứng xử như thế nếu rơi vào tình thế này! 

(2). "Hoa Kỳ có quan điểm nhất định một chính quyền nên hành xử ra sao đối với biểu tình ôn hoà, tuy nhiên đây là vấn đề giữa người dân và nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ chỉ có thể chia sẻ sự quan tâm mà thôi". Đây có thể xem là câu trả lời của người Mỹ cho những lời kêu cứu đến từ Việt Nam thông qua các thỉnh nguyện thư đã được đề cập đến. Theo đó, do đây là một vấn đề có tính nội bộ *(người dân và Nhà nước Việt Nam) nên phía Mỹ tôn trọng và không can thiệp vào. 

Trong quá khứ và ngay trong thời điểm hiện tại, nước Mỹ vẫn được biết đến là một quốc gia hiếu chiến. Họ tự cho mình cái quyền can thiệp một cách thô bạo vào các công việc nội bộ của các nước khác dưới những chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền"... Các dự luật nhân quyền do lưỡng viện Quốc hội Mỹ soạn thảo và thông qua cũng được tiến hành theo phương thức này. Tuy nhiên, riêng với sự việc cá chết vừa qua thì họ chọn cách ứng xử im lặng và khước từ lời đề nghị của chủ nhân các thỉnh nguyện thư. Điều này cho thấy hoặc người Mỹ có quá ít căn cứ để bấu víu, dẫn dụ cho hành động can thiệp của mình nên đã chọn giải pháp an toàn (không can thiệp); hoặc những nội dung đã được cam kết trong chuyến thăm của tổng thống B. Obama đã tác động rất lớn tới thái độ ứng xử của nước Mỹ trong các vấn đề liên quan tới Việt Nam. 

Riêng với người viết, dù việc không can thiệp nói trên được gắn với lí do nào đi nữa thì đó có thể xem là tiếng chuông báo hiệu những điều buồn cho đám "dân chủ" Việt trong thời gian sắp tới... Và nếu tôi là đám dân chủ kia thì khi nhận được tín hiệu này tôi sẽ đi tìm ông chủ mới thay vì cố công thuyết phục mấy ông quan thầy Mỹ! 

No comments: