Loa Phường
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống cường quốc
Hoa Kỳ cho ta nhiều trải nghiệm về những nhà zân chủ gia xứ Việt
Họ trầm trồ khen ngợi tổng thống Ô và ê kíp với
mục đích là để được "tự ti", xỉ vả cái kém cỏi của lãnh đạo xứ mình.
Hãy xem cách cô Đoan Trang ca tụng "tổng thống" của cô và “phê”
lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cùng chế độ chính trị:
“Ngay từ nửa năm trước khi ông Obama thực sự
sang Việt Nam, đã có những chuyến đi “tiền trạm” của một số quan chức Mỹ tới
đây để tìm hiểu tình hình và thu thập thông tin, dữ liệu, chuẩn bị cho chương
trình nghị sự của Tổng thống. Tôi không biết đây có phải là một hoạt động hiển
nhiên trong chính trường của mọi nước, kể cả Việt Nam, hay không – đó là điều
mà dân Việt Nam rất khó biết. Những người dân bình thường như chúng ta chẳng
bao giờ được biết “lãnh đạo”, “cấp trên”, “cán bộ” làm gì hàng ngày, nói chi
đến việc biết được những lề thói ngoại giao của họ. Mà suy cho cùng, các quan
đi đâu, thăm ai, để làm gì, sẽ nói chuyện gì… đều chưa bao giờ là chuyện để dân
biết, dân hiểu cả – nó vĩ mô lắm, quan trọng lắm, đã có Đảng và Nhà nước lo
rồi”.
“Ít nhất từ vài tháng trước khi Obama sang
Việt Nam, đã có những quan chức Mỹ và đại diện của những “nhóm lợi ích” như thế
ở Mỹ đi tiền trạm. Họ có các cuộc tiếp xúc bí mật với những người Việt Nam có
liên quan, để tìm hiểu thông tin về những vấn đề cụ thể nào đó, ví dụ: nhân
quyền, kinh tế, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, v.v. Sau khi có thông tin, họ sẽ
tổng hợp lại để gửi về cho Nhà Trắng. Từ đó, Obama và đội ngũ cố vấn, trợ lý
của ông ta mới quyết định chương trình nghị sự của chuyến đi sẽ là gì, gồm những
hoạt động nào, Tổng thống sẽ nhấn mạnh thông điệp nào, v.v.
…Nói chung, tôi thấy ngạc nhiên và thú vị: Giả
sử lãnh đạo Việt Nam đi thăm Bắc Triều Tiên, Lào, Myanmar hay Cuba chẳng hạn,
chúng ta đều hiểu ngay là sẽ chẳng có những nhóm vận động nào tìm hiểu thông
tin về tình hình nhân quyền ở các nước đó trước, làm báo cáo gửi về cho lãnh
đạo. Mà chúng ta cũng có thể hiểu là quan chức Đảng và Nhà nước sẽ chẳng có
phát biểu nào liên quan đến nhân quyền trong những chuyến đi như thế”
(Trích từ bài “Kể chuyện Obama sang thăm Việt
Nam (Kỳ 1): Những chuyến tiền trạm” của Phạm Thị Đoan Trang)
Đoan Trang
Bạn bè của cô này tiếc nuối, chửi bới
công an Việt cay nghiệt vì cản trở cơ hội gặp vị tổng thống danh giá của cô. Đa
phần lao vào chửi bới, xúc xiểm, bới lông tìm vết với những người được đến gặp
Obama là XHDS của Đảng, là cánh tay của An ninh, thậm chí ngay cả cô ca sỹ Mai
Khôi trở thành mục tiêu tấn công để ca ngợi chỉ những “nhà đấu tranh dân chủ
đích thực” như Nguyễn Quang A, Phạm Đoan Trang hay Mai Phương Thảo là bị an ninh
ngăn không cho gặp… Chỉ vì cay cú không được gặp Obama mà họ “khai chiến” với
các thành phần XHDS (còn gọi là NGOVN) khác, xem ra con đường đoàn kết các lực
lượng XHDS ở Việt Nam như nhiều chiến lược gia zân chủ nêu ra còn lâu và xa xa
lắm.
Bản thân cô Đoan Trang cũng nhanh chóng công
khai bài phát biểu như diễn văn bằng tiếng Anh mà cô đã ấp ủ, chuẩn bị công phu
từ lâu để có cơ hội trình bày trước Tổng thống Mỹ. Việc cô ta vừa phẫu thuật 2
đầu gối, đang trong quá trình điều trị mà quyết chí vượt hàng ngàn cây số bằng
ô tô (sợ đi máy bay sẽ dễ bị công an phát hiện) với hy vọng xuất hiện trước
tổng tống Obama với đôi nạng gỗ sẽ nhanh chóng đẩy cô ta thành biểu tượng
truyền thông như hoạch định bài bản một kẻ dày dạn kinh nghiệm làm báo. Công an
Việt Nam quá cao tay khi đón cô ta trên đường về và “phá hỏng” con đường trở
thành "Aung Suu Kyi" mà cô ta ngày đêm khao khát.
Thô lậu và ảo tưởng nhất có lẽ là ông cựu LS
Lê Công Định, (từng được Việt Tân huấn luyện, từng được đám “Đảng nhân dân hành
động” của Nguyễn Sỹ Bình ở Mỹ cho lên 9 tầng mây với vị trí “Tổng thư ký đảng
Dân chủ” thay thế cụ Hoàng Minh Chính, dẫn anh ta tới nhà tù) ca tụng những
người dân đi đón Obama như là đón nguyên thủ mà họ ao ước và điềm báo cho ngày
sụp đổ chế độ “đến trước cửa”, thậm chí cách thức so sánh “rất liên quan” rằng
việc đón Obama đồng nghĩa với việc người dân đã “chuyển hướng dành cho những
chính khách dân chủ” các lá phiếu ủng hộ! Vậy khi ông Clinton đến Việt Nam chắc
Lê Công Định chưa chứng kiến, lượng người chào đón gấp nhiều lần Obama mà cả
chục năm rồi, Việt Nam vẫn “yên bình” vậy cũng như các “chính khách dân chủ”
chẳng lớn lên tẹo nào vậy nhỉ?
No comments:
Post a Comment