Ảnh chụp từ FB Ngô Xuân Phúc.
"Nếu đảng đồng ý từ sáng mai tôi sẽ chính thức kêu gọi toàn bộ anh em công dân lề trái và các ứng viên tự do dừng mọi hoạt động ứng cử để dân đỡ khổ hơn, đỡ nợ nần thêm, cam đoan của chúng tôi là trước khi có thay đổi sẽ không để người dân khổ hơn". Ngô Xuân Phúc - một ứng viên đại biêu Quốc hội tự do tại TP Vinh, Nghệ An đã nói như thế sau khi nhận 8/106 phiếu tín nhiệm tại Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú.
Đánh giá về phản ứng của Phúc, nhiều người hiểu chuyện đã cho đó là hệ quả của thói giận hờn kiểu trẻ con còn đang vây bủa sau cái thất bại được báo trước của gã. Và đấy cũng là lí do những stt kiểu này của Phúc không đáng được đưa ra để mạn đàm, để làm rõ. Tuy nhiên, người viết thực sự hoài nghi khi Ngô Xuân Phúc dám đứng lên tuyên bố rằng mình đủ sức để kêu gọi "toàn bộ anh em công dân lề trái và các ứng viên tự do" - một cụm từ khác để gọi các nhà dân chủ tại Việt Nam "dừng mọi hoạt động ứng cử" dù không hiểu tại sao gã lại gắn cho nó cái mục đích "để dân đỡ khổ hơn, đỡ nợ nần thêm"? Liệu rằng, Ngô Xuân Phúc có thực sự uy tín đến thế hay chăng đó chỉ là miệng lưỡi của kẻ sàm ngôn, phát biểu mà không nghĩ người khác cười?
Qua theo dõi về Phúc trên FB và thông qua câu chuyện của mấy người thạo tin, nguyên nhân khiến Phúc trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến chính là vụ kiện tụng, tranh giành bản quyền bài thơ "Tổ Quốc gọi tên mình" với Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Tự nhận và phát đi tuyên bố "Tổ quốc gọi tên mình" là của mình, Ngô Xuân Phúc đã kéo nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai và những ai yêu thích bài thơ/bài hát vào những cuộc tranh cãi được đánh giá "vô tiền khoáng hậu" (trước nay chưa hề có). Trong khi tác giả được thừa nhận Nguyễn Phan Quế Mai cung cấp được không ít bằng cớ chứng minh "Tổ quốc gọi tên mình" là của mình, thì ở bên kia Ngô Xuân Phúc cũng chỉ ra được những điều tương tự. Sự giằng co, khẩu chiến liên tục và việc không bên nào thừa nhận mình thất lý đã đẩy sự việc đi xa hơn dự đoán và tên tuổi của Ngô Xuân Phúc cũng được nhiều người biết hơn. Thậm chí có thời điểm, trong cách nói của một số người "Tổ quốc gọi tên mình" là đồng sản phẩm của Ngô Xuân Phúc và Nguyễn Phan Quế Mai chứ không riêng gì của nhà thơ chính danh này!
Đáng chú ý, có thời điểm Ngô Xuân Phúc đã doạ đưa Nguyễn Phan Quế Mai ra Toà để đòi lại sự công bằng, quyền tác giả đối với bài thơ. Tuy nhiên, tất cả đã bị rơi vào lặng thinh mà không có bất cứ một lời giải thích nào đến từ chủ thể "chủ động hơn" Ngô Xuân Phúc trước thời điểm Ban Thường vụ Quốc hội khoá XIII chính thức công bố thời điểm bầu cử Quốc hội khoá XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Và đương nhiên, Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai cũng vì thế cũng không đề cập tới sự việc khi chủ thể bên kia đã chấp nhận dừng cuộc chơi.
Vậy nhưng, dù không phải là sự kiện gì đó quá lớn nhưng trong vụ tranh chấp bản quyền bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình", nhất là sau khi tuyên bố đưa nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai ra toà để đòi lại công bằng cho mình, Ngô Xuân Phúc đã nhận được không ít sự tán thưởng của đám người mà theo cách gọi của Phúc là "anh em công dân lề trái". Họ ca ngợi Phúc là người dũng cảm, biết tranh đấu. Họ cũng không quên chỉ ra cho Phúc thấy cái bản chất xã hội hiện tại và cổ vũ Phúc vào tranh đấu cho các giá trị đi kèm. Kể từ dạo đó, Phúc tham gia nhiều hơn ở các diễn đàn với những câu chuyện được đám người này nêu ra, dẫn về. Và không hiểu từ bao giờ Phúc đã tự cho mình đứng trong hàng ngũ của chúng, bằng vai phải lứa với chúng mà gã không thể biết rằng, chính mình đang bị chúng dắt mũi, đưa vào một cuộc chơi chỉ có vào mà không có ra.
Bằng chứng rõ nét nhất là việc Ngô Xuân Phúc tuyên bố xin ra khỏi Đảng. Đến thời điểm hiện tại trong suy nghĩ của nhiều người, ngầm hiểu rằng Phúc tuyên bố ra khỏi đảng là do bất mãn, là do không đồng tình với chuyện này, chuyện khác; chưa một ai thử hỏi xem, hiểu thêm nguyên nhân khiến Phúc đưa ra một quyết định mà tin chắc rằng gã sẽ không làm nếu không chơi cùng "anh em công dân lề trái"? Hay nói cách khác, dù chưa được xác nhận song tôi nghĩ rằng, đằng sau hành động đột xuất này là một sự thúc ép từ đám người mà Phúc cho là "anh em", "bạn bè". Cụ thể hơn, không loại trừ, đám người Phúc chơi cùng đã yêu cầu gã xin ra khỏi Đảng như một thứ cam kết cho tình bạn, "tình đồng chí" giữa chúng. Phúc không đồng ý đương nhiên gã sẽ bị chúng tẩy chay.
Song, cái đáng thương nhất của Phúc là không nhận ra những điều xung quanh và ngỡ tưởng rằng, bản thân mình có sức ảnh hưởng lại đám người kết nạp mình; Gã vẫn ra sức thể hiện mình mà không hiểu rằng những sự tán dương, ca tụng đến với mình không hề thực chất chút nào. Chúng chỉ cần ở Phúc một sự tiên phong của một kẻ đã từng đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản. Với điều này, Phúc chỉ được xem như một "con tốt" trong một bàn cờ tàn của một tay chơi cờ nghiệp dư.
Nộp hồ sơ tự ứng cử Đại biểu Quốc hội đúng trước 01 ngày Ban Tổ chức bầu cử tại địa phương chốt danh sách cho thấy Ngô Xuân Phúc không hề chủ động đối với sự kiện chính trị năm năm mới có một lần này. Cho nên, không loại trừ việc xuất hiện không quá sớm trong phong trào tự ứng cử Đại biểu Quốc hội" cũng là một sự thúc ép khác đến với Phúc. Vậy nhưng, việc bị thất bại tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và việc chân dung "các ứng viên tự do"bị bóc trần cũng không thể khiến Phúc tỉnh ngộ hơn. Và trớ trêu thay đến tận bây giờ Phúc vẫn nuôi trong mình cái ảo tưởng mình đủ sức ảnh hưởng đối với chúng? đủ sức khuyên răn và kêu gọi chúng thực hiện cái điều mà Phúc nêu ra? Hãy nhìn xem, sau cái tuyên bố mang dáng dấp "lãnh tụ" của mình, có ai trong số chúng chú ý đến Phúc trong khi bản thân chúng còn chưa lo nổi thân mình? Đó cũng là lí do lí giải tại sao cho đến thời điểm hiện tại, Ngô Xuân Phúc vẫn đơn chiếc, dù tuyên bố đã phát đi đúng tuần ròng!
Đôi khi sự ảo tưởng giúp con người ta tạm quên đi cái thực tại bi đát và không đáng sống. Nhưng cái cách mà Ngô Xuân Phúc lâm vào ảo tưởng là cái điều không ai muốn. Rồi đây, Phúc sẽ mất tất cả mà cũng sẽ không ai chơi với gã. Gã sẽ trở nên cô đơn trong cái cuồng vọng về một sự ảnh hưởng vô giá trị.
An Chiến
No comments:
Post a Comment