Tổng
thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chuẩn bị tham dự một
cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại thành phố Kuala
Lumpur hồi tháng 11/2015. Ảnh: AP
"Biển
Đông, TPP, mối đe dọa từ tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo sẽ là những
vấn đề chính trong Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN ngày 15 và 16/2"
là 03 tâm điểm sẽ được đưa ra bàn, thảo luận tại Hội
nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN. Thông tin này đã được cơ quan ngoại
giao của Nhà Trắng thông qua trong một buổi họp báo trước thềm Hội nghị.
Trong đó, Biển Đông vẫn là mối quan tâm hàng đầu và là nguyên nhân
chính khiến Mỹ và các nước Asean có mặt tại thành
phố Sunnylands, bang California từ ngày 15/2 để dự hội nghị thượng đỉnh
tại đây. Phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị sẽ do Thủ
tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu và đây cũng là chuyến công
du nước ngoài cuối cùng của ông Nguyễn Tấn Dũng trên cương vị người đứng
đầu Chính phủ.
Mặc
dù Biển Đông được xác định là vấn đề then chốt và sự thành công hay
không của Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN lần này phụ thuộc vào
việc Mỹ - các nước Asean có thống nhất được về mặt chủ trương, cách thức
thực hiện đối với những bất đồng tại Biển Đông trong mối tương quan với
Trung Quốc hay không? Tuy nhiên, theo thông tin từ các quan chức ngoại
giao tại Mỹ thì Hội nghị sẽ không nhằm vào Trung Quốc với sự ra đời của
một liên minh song phương giữa Asean và Mỹ. Điều này thêm một lần nữa
cho thấy hội nghị lần này sẽ chưa phải là hội nghị có thể tạo ra được
bất cứ bước ngoặt thực sự trong việc giải quyết những bất ổn tại khu vực
Biển Đông. Hay nói cách khác, để thiết lập lại một trật tự có lợi tại
khu vực Biển Đông, điều cốt yếu nhất vẫn là tinh thần tự lực của Cộng
đồng chung Asean. Có chăng, mối quan hệ giữa Asean và Mỹ chỉ là hai bên
có chung một mối đe dọa là từ Trung Quốc mà thôi. Sự hiện diện của Trung
Quốc trong hội nghị này chính là nhân tố có tính ảnh hưởng.
Mỹ sẽ thống nhất gì với các nhà lãnh đạo Asean?
Nếu ai chú ý thì sẽ thấy rằng, trong chiến lược hướng tới Châu Á của Mỹ
với mục tiêu được định hình tương đối rõ ét là kiềm tỏa sự lớn mạnh và
những thứ nguy cơ đe dọa từ Trung Quốc. Trong đó, việc kiềm chế được sức
mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực cộng đồng chung Asean
nói chung, tại khu vực Biển Đông nói riêng được cho là điểm đột phá
trong việc hiện thực hóa chiến lược dài hạn hay mục tiêu trước mắt của
người Mỹ. Tuy nhiên, dường như điều mà người Mỹ lo lắng nhất là sẽ xảy
ra một cuộc chiến trên Biển Đông khi hai bên (nhất là Philippin và Trung
Quốc) liên tục có các hoạt động đáp trả, trả đũa lẫn nhau tại khu vực
này. Và khi đó, kẻ được sẽ là Trung Quốc chứ không phải là Mỹ bởi Trung
Quốc sẽ nhân cơ hội đó để hiện thực hóa âm mưu đường lưỡi bò chín đoạn
tại biển Đông cũng như thiết lập những nhân tố để có thể biến Đông Nam Á
trở thành "sân sau" của mình trong cái gọi là 'trỗi dậy không hòa bình"
của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Đến đây sẽ có người đặt ra câu hỏi rằng, liệu rằng những điều vừa nói ra có mâu thuẫn gì với những gì mà Ngoại trưởng Mỹ đã đạt được với Chính phủ Lào với tư cách là chủ tịch luân phiên Asean năm 2016: Lào tuyên bố sẽ hỗ trợ Mỹ chế ngự Trung Quốc trên Biển Đông thì xin được nói ngay luôn là chế ngự Trung Quốc tại Biển Đông không nhất thiết bằng phương thức chiến tranh như người ta vẫn tưởng. Hòa bình là phương pháp đã được Ngoại trưởng Mỹ đưa ra trong chuyến công du tới Lào cách đây đúng 1 tháng và sự kiên quyết trong vấn đề chủ quyền lãnh hải đâu bằng việc đụng binh và chủ động gây hấn trước?
No comments:
Post a Comment