http://vietnamngayve.blogspot.com/2016/02/com-ao-khong-ua-voi-khach-tho.html
Nguyễn Tường Thụy bên cạnh người tình tại TP Hồ Chí Minh (Nguồn: Internet).
Sau
tất cả những gì đã bị bóc mẽ khiến "Phong trào tự ứng cử ĐBQH khóa 2016
- 2020" đang dở sống, dở chết thì tôi có cảm giác một số kẻ trong cái
danh sách ma quỷ đó vẫn đang cố gắng tạo ra một cái gì đó. Đầu tiên là
việc Tiến sỹ Nguyễn Quang A - người khởi đầu cho "Phong trào tự ứng cử
ĐBQH khóa 2016 - 2020" công bố "Cương lĩnh tranh cử" và gần đây nhất là
việc Nguyễn Tường Thụy (FB Nguyễn Tường Thụy) phát đi "sự băn khoăn" của chính mình:
"Mình đang soạn Tuyên bố ra ứng cử gồm 10 điểm (chưa chính thức). Nhưng có điểm thứ 7 bạn mình không đồng tình:
7. Để bớt gánh nặng cho dân, nếu trúng cử Đại biểu Quốc hội, tôi không nhận bất cứ chế độ, ưu đãi nào dành cho đại biểu Quốc hội như trang bị cá nhân (laptop, các thiết bị văn phòng khác), xe đưa đón đi họp, ăn uống. Khi đi họp Quốc hội, tôi sẽ đi xe đạp, xe máy, xe ôm…, ăn cơm hộp cơm bụi, bánh mì. Như vậy, tôi sẽ không chịu bất cứ một áp lực nào trong mọi hoạt động của mình với tư cách đại biểu Quốc hội.
Vậy mình có nên giữ điểm 7 này không. Rất mong được tiếp thu thêm".
Cho đến thời điểm hiện tại, Nguyễn Tường Thụy chưa có tên trong danh sách "tự
ứng cử ĐBQH khóa 2016 - 2020", song theo dõi Nguyễn Tường Thụy bấy lâu
nay nên tôi thừa biết Nguyễn Tường Thụy sẽ không bỏ qua một cơ hội hiếm
có để thể hiện cái biệt tài của riêng mình. Thông thường nếu cái gì có
lợi thì gã sẽ nhận vơ vào mình, còn phàm cái gì thấy có dấu hiệu bất lợi
gã sẽ có nhã ý "chuyển giao cho người khác" một cách khéo léo và tế nhị
đến khó tin. Chính vì vậy, sẽ không có gì là quá lạ khi mặc dù chưa ra
tuyên bố tranh cử nhưng Thụy vẫn dành thời gian để "soạn Tuyên bố ra ứng cử". Đó có thể xem là một sự mâu thuẫn trong một thực thể thống nhất là Nguyễn Tường Thụy.
Xin được quay lại với "Sự băn khoăn" của Nguyễn Tường Thụy. Phải thừa nhận rằng 'sự băn khoăn" như một ý tưởng táo bạo của Nguyễn Tường Thụy là hết sức độc đáo. Theo đó, để một người toàn tâm, toàn ý với một công việc của riêng họ thì không gì bằng thiết lập cho họ "sự không liên quan với các thực thể xung quanh". Và khi đó, sự chi phối, tác động của bên ngoài sẽ bằng không và đương nhiên cá nhân đó sẽ chỉ biết đến chức trách, nhiệm vụ của chính mình mà thôi.
Vậy nhưng, vấn đề được đặt ra là phải chăng cá nhân đó sẽ hoàn thành được chức trách, nhiệm vụ của mình trong một trạng thái mà xin tạm gọi là "cô độc hoàn toàn" như ý tưởng của Nguyễn Tường Thụy?
Chúng ta đang sống trong một cơ chế kinh tế chịu sự chi phối, tác động rất lớn từ nền thị trường và bất cứ những biến động nào trong đó đều tác động trực tiếp đến từng cá nhân trong xã hội. Điều này kéo theo một hệ lụy là sự ý thức về mặt lợi ích có điều kiện được lên ngôi và thể hiện mình. Từng cá nhân tất yếu sẽ có sự đòi hỏi nhất định về mặt quyền lợi khi đứng trước các công việc cụ thể, nhiệm vụ cụ thể. Người Đại biểu quốc hội được nói đến trong 'sự băn khoăn" của Nguyễn Tường Thụy cũng vậy, muốn có những phiên họp, buổi thảo luận trên nghị trường có chất lượng thì điều đầu tiên và bắt buộc là họ phải chuyên trách. Đây cũng là điều kiện để đảm bảo rằng khi được bầu lên họ sẽ toàn tâm, toàn ý cho công việc được giao. Và để một vị đại biểu quốc hội chuyên trách có thể sống và làm việc được thì họ sẽ phải cần những điều kiện đi kèm. Các chế độ, ưu đãi được đề cập tại điểm thứ 7 trong "tuyên bố ra ứng cử' của Nguyễn Tường Thụy là những điều kiện như thế: trang bị cá nhân (laptop, các thiết bị văn phòng khác), xe đưa đón đi họp, ăn uống"....
Ở đây, Nguyễn Tường Thụy cũng hoàn toàn có lí khi cho rằng những vị đại biểu khi được nhận những chế độ, ưu đãi từ Quốc hội (Ngân sách nhà nước) thì chính họ sẽ phải chịu sự tác động, ảnh hưởng từ các chính sách của nhà nước; thậm chí, trong trường hợp tiêu cực các đại biểu này sẽ không dám lên tiếng với những vấn đề bị động chạm tới quyền lợi, địa vị pháp lý của các thực thể chính trị được thể hiện trong Hiến pháp và các văn bản pháp quy quan trọng. Tuy nhiên, ai sẽ đảm bảo được rằng, một vị đại biểu quốc hội không nhận bất cứ chế độ, ưu đãi từ nhà nước sẽ khách quan nhất trong công việc chuyên trách của mình? Đó là chưa nói, đó là điều kiện để bên ngoài (các thế lực thù địch, chính giới bên ngoài) có điều kiện thuận lợi để móc nối và thực hiện cái gọi là "tự chuyển hóa từ bên trong". Và khi đó, hậu quả có thể sẽ đáng sợ hơn nhiều.
Chính vì vậy, dù nhìn ở góc nhìn nào thì 'sự băn khoăn" với vai trò là "ý tưởng" kia của Nguyễn Tường Thụy đều không có giá trị thực tiễn. Có chăng, nó chỉ có thể áp dụng ở thời kỳ đầu của kỷ nguyên loài người - xã hội Công xã Nguyên thủy. Và cũng xin thưa rằng, với những điều được chỉ ra thì nên chăng Nguyễn Tường Thụy nên chấm dứt ý đồ "tự ứng cử đại biểu quốc hội khóa 2016 - 2020" và nên chăng chuyển giao 'tuyên bố ra ứng cử' cho một kẻ khác để tiếp tục diễn cái trò hề đằng sau đó!
Xin được quay lại với "Sự băn khoăn" của Nguyễn Tường Thụy. Phải thừa nhận rằng 'sự băn khoăn" như một ý tưởng táo bạo của Nguyễn Tường Thụy là hết sức độc đáo. Theo đó, để một người toàn tâm, toàn ý với một công việc của riêng họ thì không gì bằng thiết lập cho họ "sự không liên quan với các thực thể xung quanh". Và khi đó, sự chi phối, tác động của bên ngoài sẽ bằng không và đương nhiên cá nhân đó sẽ chỉ biết đến chức trách, nhiệm vụ của chính mình mà thôi.
Vậy nhưng, vấn đề được đặt ra là phải chăng cá nhân đó sẽ hoàn thành được chức trách, nhiệm vụ của mình trong một trạng thái mà xin tạm gọi là "cô độc hoàn toàn" như ý tưởng của Nguyễn Tường Thụy?
Chúng ta đang sống trong một cơ chế kinh tế chịu sự chi phối, tác động rất lớn từ nền thị trường và bất cứ những biến động nào trong đó đều tác động trực tiếp đến từng cá nhân trong xã hội. Điều này kéo theo một hệ lụy là sự ý thức về mặt lợi ích có điều kiện được lên ngôi và thể hiện mình. Từng cá nhân tất yếu sẽ có sự đòi hỏi nhất định về mặt quyền lợi khi đứng trước các công việc cụ thể, nhiệm vụ cụ thể. Người Đại biểu quốc hội được nói đến trong 'sự băn khoăn" của Nguyễn Tường Thụy cũng vậy, muốn có những phiên họp, buổi thảo luận trên nghị trường có chất lượng thì điều đầu tiên và bắt buộc là họ phải chuyên trách. Đây cũng là điều kiện để đảm bảo rằng khi được bầu lên họ sẽ toàn tâm, toàn ý cho công việc được giao. Và để một vị đại biểu quốc hội chuyên trách có thể sống và làm việc được thì họ sẽ phải cần những điều kiện đi kèm. Các chế độ, ưu đãi được đề cập tại điểm thứ 7 trong "tuyên bố ra ứng cử' của Nguyễn Tường Thụy là những điều kiện như thế: trang bị cá nhân (laptop, các thiết bị văn phòng khác), xe đưa đón đi họp, ăn uống"....
Ở đây, Nguyễn Tường Thụy cũng hoàn toàn có lí khi cho rằng những vị đại biểu khi được nhận những chế độ, ưu đãi từ Quốc hội (Ngân sách nhà nước) thì chính họ sẽ phải chịu sự tác động, ảnh hưởng từ các chính sách của nhà nước; thậm chí, trong trường hợp tiêu cực các đại biểu này sẽ không dám lên tiếng với những vấn đề bị động chạm tới quyền lợi, địa vị pháp lý của các thực thể chính trị được thể hiện trong Hiến pháp và các văn bản pháp quy quan trọng. Tuy nhiên, ai sẽ đảm bảo được rằng, một vị đại biểu quốc hội không nhận bất cứ chế độ, ưu đãi từ nhà nước sẽ khách quan nhất trong công việc chuyên trách của mình? Đó là chưa nói, đó là điều kiện để bên ngoài (các thế lực thù địch, chính giới bên ngoài) có điều kiện thuận lợi để móc nối và thực hiện cái gọi là "tự chuyển hóa từ bên trong". Và khi đó, hậu quả có thể sẽ đáng sợ hơn nhiều.
Chính vì vậy, dù nhìn ở góc nhìn nào thì 'sự băn khoăn" với vai trò là "ý tưởng" kia của Nguyễn Tường Thụy đều không có giá trị thực tiễn. Có chăng, nó chỉ có thể áp dụng ở thời kỳ đầu của kỷ nguyên loài người - xã hội Công xã Nguyên thủy. Và cũng xin thưa rằng, với những điều được chỉ ra thì nên chăng Nguyễn Tường Thụy nên chấm dứt ý đồ "tự ứng cử đại biểu quốc hội khóa 2016 - 2020" và nên chăng chuyển giao 'tuyên bố ra ứng cử' cho một kẻ khác để tiếp tục diễn cái trò hề đằng sau đó!
An Chiến
No comments:
Post a Comment