Viễn
Liên tiếp trong mấy ngày, dư luận Việt nam rất bức xúc khi có nhiều ý kiến của các tổ chức, cá nhân đánh giá phiến diện, thiếu chính xác về tình hình nhân quyền Việt Nam. Điển hình như mới đây, ông Brad Adams, giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế HRW đã có buổi trả lời phỏng vấn đài RFA, trong đó đưa ra những nhận định đánh giá hết sức phiến diện về tình hình nhân quyền Việt nam.
Luận điệu cũ rích mà ông Adams nêu ra vẫn là Việt nam vi phạm nhân quyền, tình hình nhân quyền Việt Nam ảm đạm.
Tuy nhiên cần khẳng định ngay rằng, ông Adams đưa ra những nhận định trên, chẳng qua là do cách nhìn lác của các ông về vấn đề nhân quyền. Điều này thể hiện rõ ở các căn cứ mà ông Adams đưa ra.
Thứ nhất, ông Adams cho rằng, Việt Nam vi phạm nhân quyền vì Việt Nam duy trì chế độ một Đảng lãnh đạo. Điều này quả thực là vô lý: dân chủ, nhân quyền không thể đồng nghĩa với chế độ một đảng hay đa đảng. Có những nước đa đảng nhưng vẫn thuộc dạng vi phạm nhân quyền trầm trọng và ngược lại có những nước chỉ một Đảng lãnh đạo nhưng đảm bảo rất tốt quyền con người. Việc quyền con người có được đảm bảo hay không nó phụ thuộc vào chủ trương, chính sách của quốc gia đó và sự đảm bảo thực hiện trong thực tiễn chứ không phải là do một Đảng hay đa đảng.
Và nói về khía cạnh chính sách và thực tiễn thì ở đâu đảm bảo tốt như Việt Nam.
Tôn trọng quyền con người và đảm bảo quyền con người được thực hiện đầy đủ luôn là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Điều này được thể hiện rất rõ trong các đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như được thể chế hóa trong văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam đó là Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Ngay sau khi giành được độc lập năm 1945, quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Điều 6, 7, 8, 9, 10) và sau đó tiếp tục được khẳng định, mở rộng trong các Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013(sửa đổi năm 2001). Hiến pháp Việt Nam năm 2013, văn kiện pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam, đã ghi nhận một cách trang trọng, rõ ràng và toàn diện các quyền con người. Có thể nói, chưa bao giờ quyền con người lại được ghi nhận đầy đủ và đề cao như trong Hiến pháp 2013. Vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được trang trọng qui định ngay tại Chương 2 của Hiến pháp, ngay sau Chương Chế độ chính trị. Với 35 điều (từ Điều 14 đến Điều 49) các quyền cơ bản của công dân lần lượt được quy định đầy đủ.
Không chỉ quy định trong pháp luật mà quyền con người luôn được nhà nước Việt Nam đảm bảo trong thực tiễn. Điển hình như trên lĩnh vực đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo, Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiều loại hình tín ngưỡng, với 14 tôn giáo và hơn 20 triệu tín đồ tôn giáo, mọi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của tín đồ, chức sắc diễn ra bình thường. Hằng năm có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức. Tín đồ tôn giáo hoàn toàn tự do trong việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, bày tỏ và thực hành đức tin tôn giáo của mình. Chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo được tự do trong việc thực hành các hoạt động tôn giáo theo giáo luật. Việc phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc được thực hiện theo quy định của giáo hội.
Điểm thứ hai, ông Adams cho rằng nhân quyền Việt Nam ảm đạm vì không có một nền báo chí tự do. Thế nhưng, thưa ông Adams rằng ở Việt Nam quyền tự do báo chí luôn được đảm bảo. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Thể chế hóa Hiến pháp, Luật Báo chí năm 2016 cũng cũng dành 02 chương (Chương I, Điều 4; Chương II, điều 10, điều 11, điều 12, điều 13) quy định cụ thể về Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Mặt khác, để mọi công dân nói chung, phóng viên nói riêng thực hiện đúng Luật báo chí, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết thi hành luật này.
Cũng cần nói thêm rằng, nếu Việt Nam vi phạm tự do báo chí thì báo chí Việt Nam đã không có sự phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay. Cho đến nay ở Việt Nam báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân. Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, phát biểu và đóng góp ý kiến trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có báo chí. Hiện Việt Nam đã có 857 cơ quan báo in với 1119 ấn phẩm; 67 đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương; 200 kênh chương trình sản xuất trong nước và 67 kênh chương trình nước ngoài phát triển truyền hình; 103 cơ quan báo điện tử và tạp chí điện tử; gần 1600 trang tin điện tử tổng hợp; 420 trang mạng xã hội; gần 18000 phóng viên được cấp thẻ nhà báo và trên 22000 hội viên hội nhà báo.
Từ những điều trên cho thấy, tình hình nhân quyền tại Việt Nam không hề ảm đạm như lời ông Adams nói mà thực tiễn rất sinh động. Còn nếu nói nhân quyền ảm đảm thì chỉ có thể kết luận là do cái nhìn lác của các ông mà thôi.
No comments:
Post a Comment