Cao uỷ nhân quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu giới chức Philippines tiến hành điều tra đối với Tổng thống Rodrigo Duterte, sau khi ông Duterte tuyên bố từng giết người khi còn làm thị trưởng Davao.
Cao uỷ nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ông Zeid Ra'ad al-Hussein nói rằng cơ quan tư pháp Philippines phải chứng minh cam kết của họ, đó là duy trì nền pháp trị và độc lập với cơ quan hành pháp bằng cách tiến hành điều tra Tổng thống Duterte. Ông Zeid nhấn mạnh "không thể tưởng tượng nổi việc hệ thống tư pháp nào đang hoạt động mà lại không điều tra và tiến hành tố tụng khi có người công khai thừa nhận mình là kẻ giết người", theo AP.
Ông Duterte từng nói đã giết 3 nghi phạm trong một vụ bắt cóc vào năm 1988, khi ông còn làm thị trưởng thành phố Davao
"Việc giết người do Tổng thống Duterte mô tả đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có quyền sống, quyền tự do không bị bạo lực và vũ lực, quyền được bảo vệ bình đẳng và công bằng trước pháp luật, cũng như sự vô tội (của một người) cho đến khi chứng minh được người đó có tội", Reuters ngày 21.12 dẫn lời ông Zeid tuyên bố.
Theo ông Zeid, Philippines cần khẩn trương tiến hành cuộc điều tra đáng tin cậy và độc lập đối với những vụ giết người ở Davao, cũng như những vụ giết người khác xảy ra trên khắp nước này kể từ khi ông Duterte trở thành tổng thống.
Trong một bài phát biểu hồi tuần trước, ông Duterte cho biết vào năm 1988 khi còn là thị trưởng thành phố Davao ở miền nam, với sự hỗ trợ của 3 sĩ quan cảnh sát, ông đã giết 3 nghi phạm liên quan đến một vụ bắt cóc. Tuy nhiên sau đó ông Duterte nói rằng không chắc những viên đạn từ khẩu súng trường M16 của ông có giết chết những nghi phạm đó hay không.
Bộ trưởng Tư pháp Philippines, ông Vitaliano Aguirre II đã lên tiếng bảo vệ Tổng thống Duterte khi nói rằng ông Duterte thường “thổi phồng câu chuyện giết người để cảnh cáo bọn tội phạm”. Kể từ khi nhậm chức vào cuối tháng 6.2016, ông Duterte thực hiện chiến dịch trấn áp tội phạm ma túy mạnh mẽ. Đã có hơn 6.000 người thiệt mạng trong chiến dịch này.
Minh Quang (báo Thanh niên điện tử)
Cao uỷ nhân quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu giới chức Philippines tiến hành điều tra đối với Tổng thống Rodrigo Duterte, sau khi ông Duterte tuyên bố từng giết người khi còn làm thị trưởng Davao.
Cao uỷ nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ông Zeid Ra'ad al-Hussein nói rằng cơ quan tư pháp Philippines phải chứng minh cam kết của họ, đó là duy trì nền pháp trị và độc lập với cơ quan hành pháp bằng cách tiến hành điều tra Tổng thống Duterte. Ông Zeid nhấn mạnh "không thể tưởng tượng nổi việc hệ thống tư pháp nào đang hoạt động mà lại không điều tra và tiến hành tố tụng khi có người công khai thừa nhận mình là kẻ giết người", theo AP.
Ông Duterte từng nói đã giết 3 nghi phạm trong một vụ bắt cóc vào năm 1988, khi ông còn làm thị trưởng thành phố Davao
"Việc giết người do Tổng thống Duterte mô tả đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có quyền sống, quyền tự do không bị bạo lực và vũ lực, quyền được bảo vệ bình đẳng và công bằng trước pháp luật, cũng như sự vô tội (của một người) cho đến khi chứng minh được người đó có tội", Reuters ngày 21.12 dẫn lời ông Zeid tuyên bố.
Theo ông Zeid, Philippines cần khẩn trương tiến hành cuộc điều tra đáng tin cậy và độc lập đối với những vụ giết người ở Davao, cũng như những vụ giết người khác xảy ra trên khắp nước này kể từ khi ông Duterte trở thành tổng thống.
Trong một bài phát biểu hồi tuần trước, ông Duterte cho biết vào năm 1988 khi còn là thị trưởng thành phố Davao ở miền nam, với sự hỗ trợ của 3 sĩ quan cảnh sát, ông đã giết 3 nghi phạm liên quan đến một vụ bắt cóc. Tuy nhiên sau đó ông Duterte nói rằng không chắc những viên đạn từ khẩu súng trường M16 của ông có giết chết những nghi phạm đó hay không.
Bộ trưởng Tư pháp Philippines, ông Vitaliano Aguirre II đã lên tiếng bảo vệ Tổng thống Duterte khi nói rằng ông Duterte thường “thổi phồng câu chuyện giết người để cảnh cáo bọn tội phạm”. Kể từ khi nhậm chức vào cuối tháng 6.2016, ông Duterte thực hiện chiến dịch trấn áp tội phạm ma túy mạnh mẽ. Đã có hơn 6.000 người thiệt mạng trong chiến dịch này.
Minh Quang (báo Thanh niên điện tử)
No comments:
Post a Comment