Viễn
Truyền thông Mỹ, số kiều dân Cu ba Lưu vong và cả một bộ phận những nhà “dân chủ” Việt, do bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi tư duy thù địch với lãnh thụ Cộng sản Fidel nên vẫn đang không tiếc lời xuyên tạc, hạ uy tín hình ảnh của Fidel nhân sự ra đi của ông. Luận điệu phổ biến của họ là Fidel là một nhà độc tài, mất dân chủ, Fidel lãnh đạo đất nước Cu ba đi vào đói khổ, bất công…
Tuy nhiên có vẻ như những gì đã và đang diễn ra tại đất nước Cu Ba lại đang là bằng chứng hùng hồn nhất phản bác lại các luận điệu của họ.
Fidel là độc tài, mất dân chủ tại sao lại có hàng triệu lượt người dân Cu ba xếp hàng nhau chờ vào viếng vị lãnh tụ này.
Fidel là độc tài mà ngay của thủ lĩnh nhóm đối lập tại Cu ba cũng pải tuyên bố hủy kế hoạch tuần hành biểu tình trong những ngày quốc tang ông vì sự kính trọng.
Và xin nêu ra một vài con số, một vài ví dụ để xem rằng Cu Ba có thực sự lụn bại dưới thời Fidel.
“Tất cả trẻ em Cuba đều được giáo dục miễn phí ngay từ mẫu giáo lớn (5 tuổi) cho đến khi tốt nghiệp đại học hoặc học lên đến tiến sĩ. Trong suốt quá trình học tập ấy, học sinh, sinh viên không phải chi tiền may đồng phục, tiền mua sắm sách vở, giấy bút và tùy theo từng trường còn được nuôi ăn một bữa hoặc cả ngày. Trẻ em Cuba từ khi đi học mẫu giáo đã được học 3 môn quan trọng. Đó là âm nhạc, khiêu vũ và bơi lặn. ....
Nền giáo dục của Cuba được xếp vào hàng tiên tiến nhất thế giới, ngang với Đan Mạch. Giáo dục tiểu học kéo dài 6 năm, giáo dục trung học được chia thành mức phổ thông cơ bản và dự bị đại học. Giáo dục đại học và sau đại học được tiến hành tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, viện sư phạm và các viện bách khoa. Bộ Giáo dục Cuba cũng điều hành chương trình Giáo dục từ xa, mở các lớp học buổi chiều và buổi tối tại các vùng nông thôn cho các lao động nông nghiệp không có điều kiện học tập theo chế độ tập trung. Nền giáo dục ấy mỗi năm đào tạo cho Cuba hơn 300.000 cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó có 30% là sinh viên ngoại quốc. Trung bình năm Cuba đào tạo cho thế giới hơn 25.000 bác sĩ của 84 quốc gia khác nhau.
Tất cả người dân Cuba đều được khám, chữa bệnh miễn phí và được dùng những loại thuốc tốt nhất có thể. Cứ 1.000 người dân Cuba thì có 49 giường bệnh. (ở Mỹ là 33/1.000). Cuba có hơn 90.000 bác sĩ trên 11.239.363 dân. Một tỷ lệ bác sĩ/người dân cao nhất thế giới. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở Cuba thấp nhất thế giới, ở mức 6,22/1000 em (Mỹ là 6,34/1000). CuBa cũng có lệ nhiễm HIV vào hạng thấp nhất thế giới, dưới 0,1% dân số (Ở Mỹ là 0,6%). Tất cả người dân, trẻ em Cuba đều được uống sữa tươi miễn phí. Nếu là trẻ em dưới 10 tuổi thì đều đều đặn mỗi ngày được uống nửa lít sữa. Nhà nào không có điều kiện ra cửa hàng nhận sữa thì có nhân viên phục vụ mang sữa đến tận nhà miền phí chuyên chở. Tuổi thọ bình quân của người dân Cuba được xếp vào tốp đầu thế giới: 75,11 năm đối với nam giới và 79,85 năm đối với nữ giới.
Điểm sơ qua một vài ví dụ trên cũng đủ thấy, dường như thiên đường XHCN đang hiện diện trên đất nước Cu ba chứ ở đâu. Nó trái ngược hẳn với cái cảnh những người da đen khốn khổ sống vật vờ dưới chân tượng Nữ thần tự do ở cái xứ sở mà 1% người giàu, giới tài phiệt chiếm tới 99% của cải nước Mỹ.
Và cũng đừng quên, thành tựu ấy của Cu Ba phải đặt trong bối cảnh Cu Ba phải hứng chịu chính sách bao vậy, cấm vân nặng nề của Mỹ hơn 50 năm qua và ước tính con số thiệt hại về kinh tế do chính sách bao vây, cấm vận ấy lên đến hơn hàng trăm ngàn tỷ USD.
Rõ ràng Cu Ba dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Fidel là một quốc gia ngoan cường và phát triển. Chả thế mà Cu ba luôn là cái gai trong con mắt của người Mỹ và có ảnh hưởng lớn tới các nước thế giới thứ ba. Nếu Fidel thực sự độc tài, thực sự lãnh đao đất nước Cuba lụn bại thì chắc người Mỹ đã không phải tức tối để hơn 600 lần ám sát hụt vị lãnh đạo này.
Tóm lại là, do ý thức chính trị thù địch vì Fidel là một lãnh tụ Cộng sản cho nên truyền thông Mỹ, các nhà “dân chủ” Cu ba và Việt Nam cố tình bôi đen, hạ uy tín của Fidel tuy nhiên sự thực vẫn là sự thực. Uy tín, sức sống của Fidel trong lòng người dân Cu ba và những thành tựu của Cu Ba đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu này.
No comments:
Post a Comment