Viễn
Mới đây, trên mạng xuất hiện những bài viết giới thiệu về cuốn hồi kí có tên “Đến già mới chợt tỉnh-Từ theo Cộng đến chống Cộng”. Cuốn hồi kí này là của ông Tống Văn Công, cựu tổng biên tập báo Lao Động.
Theo như những dòng giới thiệu trên mạng cũng như đọc tiêu đề cuốn hồi kí, mọi người có thể sớm đoán biết được nội dung của cuốn hồi kí này. Đó thực chất cũng chỉ là loại tài liệu chiến tranh tâm lý, tuyên truyền phá hoại tư tưởng rẻ tiền mà ông Tống Văn Công soạn thảo ra nhằm mua vui cho giới chống Cộng ở trong và ngoài nước.
Nội dung cuốn hối kí chỉ là những mẩu chuyện từ ngày xửa ngày xưa về bác Tôn Đức Thắng, về vụ Nhân văn giai phẩm… mà Tống Văn Công cho là “sự thật”. Tuy nhiên cái “sự thật” đó lại được cóp nhặt từ những câu chuyện mà Tống Văn Công thu lượm từ các tài liệu của nước ngoài như của Pháp mà không hề được kiểm chứng. Vậy thì làm sao đủ độ tin cậy.
Về con người Tống Văn Công thì ai cũng biết từ năm 2012-2103, do ảnh hưởng của các tư tưởng về tự do báo chí của phương Tây cộng với sự kích động, lôi kéo của các phần tử chống Cộng trong nước cũng như hải ngoại, Tống Văn Công bắt đầu bị suy thoái về tư tưởng chính trị. Ông ta bắt đầu viết nhiều bài tung lên mạng, nhất là các trang mạng lề trái tung hô ca ngợi các hình mẫu của phương Tây về tự do báo chí, tự do ngôn luận, về tam quyền phân lập, về đa nguyên, đa đảng… Dù đã được các bạn bè, đồng nghiệp khuyên nhủ nhưng ông ta vẫn càng ngày càng trượt dài vào con đường sai trái. Ông ta liên tục vi phạm các quy định của Đảng viên, nhất là những điều đảng viên không được làm, kể cả phát ngôn và tuyên truyền các quan điểm sai trái. Đỉnh điểm của những suy thoái này là ông bị khai trừ khỏi Đảng vào năm 2014.
Chính vì những sự suy thoái đó cho nên việc ông ta xuất bản cuốn hồi kí mang tên “Đến già mới chợt tỉnh-Từ theo Cộng đến chống Cộng” với nhiều tình tiết sai trái, bịa đặt là điều dễ hiểu. Đây cũng được xem là một trong những hành động chống phá của ông.
Minh chứng cho vấn đề này, trả lời phỏng vấn đâì BBC ông ta không ngần ngại nói thẳng về mục đích của việc xuất bản cuốn hồi kí:
Ông ta nói:
“Tôi muốn góp một phần nhỏ vào cuộc đấu tranh của người dân, trong đó có nhiều đồng chí cũ của tôi đòi dân chủ hóa đất nước, thực hiện các quyền dân sự và chính trị, tự do ngôn luận, tự do lập hội,nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập.”
Không khó để nhận thấy miệng lưỡi của ông Tống Văn Công chẳng khác gì miệng lưỡi của các nhà “dân chủ. Đó là suốt ngày hô hào đòi phải tự do báo chí tuyệt đối, tự do ngôn luận tuyệt đối, đòi đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập.
Thật ra đây cũng là những thứ quan điểm sai trái mà ông đã bị tiêm nhiễm.
Có thể nói, cuốn hồi kí “Từ theo Cộng đến chống Cộng” của Tống Văn Công chẳng khác gì mấy thứ hồi kí kiểu như Bên Thắng Cuộc của Huy Đức hay Lời ai điếu của Lê Phú Khải. Chỉ là những tình tiết bịa đặt được xây dựng trên cơ sở đặt hàng của bè lũ chống Cộng ở hải ngoại.
Từ theo Cộng đến chống Cộng-tên của cuốn hồi kì có lẽ cũng là sự phản ánh chân thực sự trở cờ, phản bội của Tống Văn Công.
No comments:
Post a Comment