Hoa đất
Trong thời gian gần đây, nhiều người thường đề cập đến việc phải xem lại triết lý giáo dục Việt Nam! Thậm chí có ý kiến cho rằng Việt Nam chúng ta chưa có triết lý giáo dục!
Thật ra, giáo dục nước ta với quá trình lịch sử vẻ vang dựng nước và giữ nước, đất nước đang phát triển, không thể không có triết lý. Triết lý giáo dục làm người của nhà trường đã trở thành nền tảng sâu sắc, lâu đời trong đời sống tinh thần dân tộc Việt Nam.
Lại là những luận điệu phá hoại của Nguyễn Đình Cống trên Bauxite |
Đọc bài “Bàn về triết lý giáo dục Việt Nam” của Nguyễn Đình Cống được đăng tải trên trang Bauxite, tưởng rằng sẽ có những đóng góp tích cực cho nền giáo dục Việt Nam. Ai dè đó lại là một bài viết thể hiện hằn học cá nhân mang tính chất phá hoại hơn là những góp ý công tâm. Thế là đã rõ, khi từ bỏ Đảng, trượt dài trên những suy nghĩ đối lập, Nguyễn Đình Cống đã lộ rõ bộ mặt phản bội lại với lý tưởng thủa ban đầu của mình.
Xuyên suốt bài viết, ông luôn đặt ra một câu hỏi và tự trả lời rằng, sở dĩ nền giáo dục Việt Nam xuống cấp là do chưa có một triết lý giáo dục khoa học, tiến bộ. Và Nguyễn Đình Cống sẵn sàng quy chụp rằng, lý do chưa có một triết lý giáo dục khoa học, tiến bộ là lỗi hoàn toàn của chế độ XHCN. Hắn viết rằng:
Giáo dục Việt Nam đề cao lòng trung thành với Đảng, tuyệt đối tin tưởng vào chủ nghĩa Mác Lê, không thấy đề cập đến Con người tự do. Như vậy phải chăng là muốn đào tạo ra Con người lệ thuộc? Vậy những tính chất như trung thành, tuyệt đối tin tưởng… có cần không? Rất cần cho quân đội, cho các tổ chức hoạt động bí mật, v.v. còn trong GD, trong khoa học thì nó thường là kẻ thù của tự do tư tưởng và sáng tạo.
Trong tình trạng xã hội Việt Nam hiện nay với sự độc tài toàn trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với nạn tham nhũng và mua quan bán chức tràn lan thì chưa thể nào đổi mới căn bản, toàn diện GD theo hướng tiến bộ, đào tạo con người tự do được.
Có nhiều điểm cần để trao đổi với Nguyễn Đình Cống, nhưng xin tập trung vào 3 vấn đề chính sau:
Thứ nhất, xin thưa với ông rằng, giáo dục là vấn đề hết sức rộng lớn. Chẳng một quốc gia nào lại không giáo dục công dân nước mình về tinh thần yêu nước. Từ xa xưa đến bây giờ, ông cha ta luôn xem giáo dục là quốc sách. Trải qua nhiều chế độ xã hội khác nhau, vấn đề này hiện nay vẫn được duy trì trong chính sách phát triển của đất nước. Rõ ràng, quy chụp sự xuống cấp của giáo dục là do chế độ XHCN hiện nay như Nguyễn Đình Cống trình bày là hết sức phi lý.
Thứ hai, những vấn đề mà Nguyễn Đình Cống đưa ra để chứng minh cho sự xuống cấp của nền giáo dục Việt Nam mang tính cá biệt hay phổ biến. Rõ ràng, đấy chỉ là một vài điểm cá biệt. Suy nghĩ của ông chỉ tập trung vào cái chưa tốt mà không một chút quan tâm đến những kỳ tích của giáo dục Việt Nam. Gần đây nhất, theo kết quả bài thi đánh giá học sinh quốc tế năm 2015 được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố ngày 6/12, Việt Nam xếp thứ 8 trong 72 nước về Khoa học, thứ 22 về Toán và 32 về Đọc hiểu. Ngay lần đầu tiên tham gia bài đánh giá PISA vào năm 2012, Việt Nam đã đứng thứ 8 về Khoa học, thứ 17 về Toán và thứ 19 về Đọc hiểu. Xếp hạng cao về chỉ số giáo dục là do chế độ XHCN phải không Nguyễn Đình Cống?
Thứ ba, Việt Nam có triết lý giáo dục chứ không phải là không có.
Tháng 11/2013, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã tiến hành Hội nghị Trung ương 8. Theo đó, Hội nghị Trung ương 8 đã ban hành Nghị quyết số 29 với chủ điểm là đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục.
Điều 61, Hiến pháp năm 2013 quy định:
"Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài"
Hay như trong Luật Giáo dục, đã có nhiều những quy định thể hiện tính triết lý trong giáo dục "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Đấy không phải là triết lý giáo dục thì là cái gì thưa ông Cống?
No comments:
Post a Comment