2016/12/13

Linh mục Nguyễn Đình Thục (Nghệ An) đang nối gót Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống

Chiềng Chạ


“- …Sự cảm kích trào dâng trong lòng tôi khi được các quan chức Đài Loan, từ chủ tịch quốc hội đến các vị thuộc bộ ngoại giao, bộ kinh tế, các dân biểu, các luật sư và các tổ chức xã hội dân sự quan tâm đến vấn đề ô nhiễm biển Việt Nam và thực tâm lo cho các nạn nhân. Điều nầy thể hiện trách nhiệm, nhân bản, nhưng trên hết là lòng trắc ẩn, là tình người. Đây có lẽ là điều cần nhất nhưng lại là điều thiếu nhất đối với đa số quan chức Việt Nam!

– Tôi khao khát đến một ngày chính quyền Việt Nam dành cho người dân của mình sự tôn trọng mà họ phải được. Vì người dân là chủ của đất nước. Tôi khao khát chính phủ Việt Nam thực tâm lắng nghe và thấu hiểu chúng ta bằng tình thương và sự tôn trọng, như chính phủ Đài Loan đã dành cho chúng tôi. Tôi khao khát ngày càng có thêm nhiều người Việt Nam ý thức các quyền chính đáng của mình, vượt lên nỗi sợ hãi để dành cho được các quyền đó…

– Tôi hy vọng chính phủ Đài Loan sẽ có những hành động cụ thể để giúp các nạn nhân Formosa, những hành động đủ mạnh để vượt qua ngăn trở từ nhiều phía, cả về phía Việt Nam! Tôi hy vọng qua các tổ chức xã hội dân sự, liên hiệp quốc sẽ quan tâm đến vấn đề của chúng ta và có những tác động tích cực để giải quyết vấn đề. Vì môi trường là vấn đề chung của con người; quả đất là ngôi nhà chung của nhân loại…

– Qua chuyến đi nầy, tôi tin vào lòng tốt của con con người. Tôi tin người tốt sẽ không mãi im lặng trước cái xấu, và sự thiện rồi ra sẽ thắng sự ác. Tôi tin ngày càng có thêm nhiều người quan tâm đến vấn đề của chúng ta. Dĩ nhiên tôi tin trong chính phủ Việt Nam có nhiều người tốt, biết đặt vận mệnh của dân tộc và lợi ích của người dân lên trên lợi ích của riêng mình…”. 

Linh mục Nguyễn Đình Thục, Quản xứ Song Ngọc (Nghệ An) đã nói như thế khi phát biểu trước Đài truyền hình http://www.sbtn.tv sau khi kết thúc chuyến thăm, làm việc tại Đài Loan để gửi thỉnh nguyện thư cho quốc hội Đài Loan (bản thỉnh nguyện thư do 46 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam cũng như các tổ chức quốc tế soạn thảo) với 5 yêu cầu cụ thể: (1.) Công khai kết quả điều tra những dữ liệu là những chất thải được thải ra; (2.) yêu cầu chính phủ đài Loan hỗ trợ điều tra một cách khoa học, độc lập và thiết lập giám sát kết luận môi trường và xã hội minh bạch; (3.) Nhờ chính phủ Đài Loan giám sát việc đền bù của chính phủ Việt Nam cho nạn nhân Formosa; (4.) Kêu gọi Formosa công bố nội dung bản thỏa thuận giữa chính phủ Việt Nam và Formosa; (5.) Kêu gọi chính phủ Đài Loan sửa đổi và điều chỉnh luật đầu tư quốc tế đối với những quốc gia còn hạn chế về quy định và luật bảo vệ môi trường. 

Về nội dung 5 kiến nghị này, Mõ hoàn toàn đồng tình với ý kiến của blog Việt Nam mới khi nói rằng đó là bản thỉnh nguyện thư ảo tưởng và phi thực tế bởi những lí do được nêu tại đây

Quay trở lại với phát biểu của Linh mục Thục được SBTN dẫn lại. Mõ không quá bất ngờ về những điều được Linh mục Thục nói ra bởi nó suy cho cùng chỉ là tái hiện lại, nói lại những điều đã được nói trong bản Thỉnh nguyện thư. Mõ chỉ thực sự ấn tượng với lời cuối trong đoạn phát biểu đó của Linh mục Thục. Rằng:"Qua chuyến đi nầy, tôi tin vào lòng tốt của con con người. Tôi tin người tốt sẽ không mãi im lặng trước cái xấu, và sự thiện rồi ra sẽ thắng sự ác. Tôi tin ngày càng có thêm nhiều người quan tâm đến vấn đề của chúng ta. Dĩ nhiên tôi tin trong chính phủ Việt Nam có nhiều người tốt, biết đặt vận mệnh của dân tộc và lợi ích của người dân lên trên lợi ích của riêng mình…”. 

Có thể hiểu trước chuyến đi Đài Loan vừa qua, Linh mục Thục chưa thực sự tin vào lòng tốt của con người. Ông ta chỉ thực sự có lòng tin sau chuyến đi và biết, tin thêm rằng: "Tôi tin người tốt sẽ không mãi im lặng trước cái xấu, và sự thiện rồi ra sẽ thắng sự ác"

Đã có lúc Mõ tự đặt câu hỏi tại sao những đấng chủ chăn như Linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục (Nghệ An), Trần Đình Lai (Hà Tĩnh) và Hoàng Anh Ngợi (Quảng Bình)... luôn có một não trạng đối nghịch với chính quyền. Họ chỉ chờ Chính quyền có sơ hở để tấn công và thóa mạ. Có người nói rằng, do họ chịu sự sai khiến của bề trên nên dù bất cứ giá nào thì họ đều phải thực hiện. Tuy nhiên, xem chừng ý kiến này không phải là tất cả. Bởi chính ngay trong họ niềm tin về lòng tốt, người tốt và chân lý "cái thiện thắng cái ác" quá ít và quá mong manh. Đây cũng chính là căn nguyên khiến họ không thể thoát ra khỏi những định kiến đời thường, không thể chấp nhận bất cứ lòng tốt nào từ giới cầm quyền trong nước để đến nỗi phải thực hiện cái hành động "rước voi về dày mả tổ" nhục nhã này! 

Cho nên, với một con người, để sống tốt, sống có ích bên cạnh những nhân tố khác thì nên chăng họ nên có lấy cho mình một ít niềm tin nếu không muốn sự thiếu hụt đó sẽ đẩy họ đến một giới hạn khác! Phát biểu này vì thế đã giúp cho những ai quan tâm hiểu vì sao Linh mục Thục lại sang Đài Loan để kiến nghị, trao thỉnh nguyện thư dù sau đó ông lại nói: "Dĩ nhiên tôi tin trong chính phủ Việt Nam có nhiều người tốt, biết đặt vận mệnh của dân tộc và lợi ích của người dân lên trên lợi ích của riêng mình…". Bởi nếu có niềm tin vào chế độ thì họ phải chờ đợi sự trả lời của chế độ chứ không đến nỗi phải vội vàng sang nhờ một chủ thể khác để can thiệp. 

Cũng xin được thông tin thêm: Trong quãng thời gian ngắn ở Đài Loan, Linh mục Thục cũng có các cuộc gặp gỡ, làm việc với tổ chức "Văn phòng pháp lý cô dâu Đài Loan" do Linh mục, LS Nguyễn Văn Hùng làm Trưởng văn phòng. Câu chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như tổ chức này chỉ hoạt đơn thuần để đòi quyền lợi cho người lao động Việt đang làm ăn trên đất Đài Loan. Nhưng đằng này "Văn phòng pháp lý cô dâu Đài Loan" từ lâu được biết đến là một tổ chức ngoại vi của Việt Tân như VOICE và gần đây nhất là trường hợp của Đài SBTN; cá nhân Linh mục Nguyễn Văn Hùng cũng biết đến là nhân sự chủ chốt của Việt tân đóng chân trên Đài Loan. Và nên nhớ rằng, với Việt Nam, Việt Tân được xác định là một tổ chức khủng bố. Hành động của Linh mục Thục vừa qua tại Đài Loan vì thế không đơn thuần là để tranh đấu cho môi trường! 

No comments: