SV VN
Nếu các bạn đọc truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, hẳn trong mỗi chúng ta đều hiện lên hình ảnh của một tên bợm rượu, hay ăn vạ và trở thành nỗi ám ảnh với cả làng Vũ Đại ngày ấy. Từ khi hình tượng Chí trở thành một hình tượng có một không hai trong văn học Việt Nam, trong xã hội Việt Nam xuất hiện thêm nhiều những kẻ Chí Phèo nữa. Mà một trong số đó chính là Cấn Thị Thêu. Thậm chí, có thể nói, thị còn là một Chí Phèo phiên bản nâng cấp, nhưng nâng cấp theo hướng xấu xí hơn nhiều.
Nếu sinh cùng thời với nhau, chắc chắn Chí còn thua xa Thêu một bậc dài. Bởi lẽ, Chí dù sao cũng phải chịu nỗi oan khuất thực sự mà Bá Kiến với bà vợ ba reo rắc cho mình, còn với Cấn Thị Thêu đó chỉ là nỗi oan “ảo”. Nỗi oan của Thêu xuất phát từ lòng tham của thị với chính sách đền bù đất của chính quyền. Họ đền bù theo giá Nhà nước đã được quy định nhưng Thêu muốn mình được hơn, và thậm chí vừa muốn có tiền đền bù vừa muốn giữ được đất, thế nên mụ ta đã cố tình tạo ra nỗi “oan” cho mình và cho những người dân khác, vu cho chính quyền “cướp đất có tổ chức”.
Chí thể hiện sự tức tưởi của mình với bài “rạch mặt” ăn vạ thì Thêu đây, với phận đàn bà lực điền của mình còn chơi bài “ăn vạ” còn cao tay hơn, đó là bò lăn ra đường. Khác hẳn với những người khác, những người chỉ biết đấu tranh cho quyền lợi của mình một cách hợp pháp và văn hóa, thì Cấn Thị Thêu thể hiện sự tham lam ngu dốt của mình với một cách thức cũng ngu dốt không kém. Thị nằm ăn vạ giữa đường, chặn hết đường đi lối lại của tất cả những cơ quan công sở mà thị đến, khiến cả con đường Nguyễn Chí Thanh to tổ chảng kia còn phải tắc đường. Thị hơn Chí ở chỗ, Chí phải gào lăn lấy mảnh sành rạch nát cả mặt mới gây được chú ý, thì Thị chẳng phải lấy cái gì rạch mà vẫn có thể làm cả phố, cả đường phải ngao ngán với mình.
Cấn Thị Thêu đích thị là một Chí Phèo thời hiện đại |
Về khoản “đám đông cổ vũ” thì Chí thực sự phải gọi Thêu là bậc thầy. Như đã nói, Chí rạch nát mặt mới có thể làm cho làng Vũ Đại phải nháo nhào lên xem hắn là thằng nào dám gây sự với Bá Kiến, thì Cấn Thị Thêu mới hầu tòa sơ thẩm, rồi đến tòa phúc thẩm, đã làm cho nhà thờ Thái Hà và lũ rận chủ trong và ngoài nước nhảy cẫng lên, mừng húm. Dân làng Vũ Đại mừng vì từ nay có một kẻ không biết sợ Bá Kiến, còn dân làng kền kền rận chủ thì hạnh phúc khôn lường vì có việc để làm, và nguồn cung đô la từ các quan thầy hải ngoại lại mở ra để tọng vào họng chúng. Nhà thờ Thái Hà mấy ngày liền cầu nguyện cho Cấn Thị Thêu, một kẻ phản lại những lý tưởng cao đẹp của chúa trời, đi ngược lại lòng dân. Trong khi đó nhà thờ này dường như vốn đã mất thiêng với thành tích cầu nguyện cho những kẻ rận chủ có tiếng mà chẳng giải thoát được tên nào khỏi vòng lao lý. Bá Kiến tàn ác và hống hách bị “bật” thì cả làng cả xã sướng, còn khi chính quyền gặp phải con mụ chống đối như thế này, ngoài lũ rận chủ chống phá đang chết đói kia vui mừng ra, thì người dân chân chính chỉ mong mấy con mụ như thế này, cùng với cái nhà thờ phản đạo kia sớm bật bãi khỏi xã hội.
Chí đã là một phiên bản lỗi, Thêu còn là một phiên bản lỗi hơn. Chí với Thêu xuất phát đều là những người dân lương thiện, nhưng hoàn cảnh và con đường đi của hai người họ khác nhau hoàn toàn. Chí vì sự xô đẩy của cuộc đời và sự thối nát của xã hội ngày ấy mà hắn mới trở nên lưu manh đến vậy. Thêu thì sao? Cấn Thị Thêu sống dưới một chế độ hòa bình, được chăm lo đầy đủ cuộc sống vật chất và tinh thần, nhưng mụ không muốn. Mụ muốn mình có thêm nhiều tiền, giữ được mảnh đất, và để làm được điều đó, mụ còn bán rẻ tổ quốc mình cho lũ sâu bọ bên ngoài để chúng phá phách đất nước. Mụ nhận mấy đồng đô la bẩn từ bên kia đại dương để làm nguồn năng lượng cho mụ có thể “lăn lê bò toài” ăn vạ ở bất cứ nơi đâu mà mụ cho là có thể làm. Nếu Chí cuối truyện tìm lại được lương tâm và hướng thiện, mà đỉnh cao là giết chết Bá Kiến và tự sát để sống đúng với con người mà mình đã từng thì Thêu lại hoàn toàn khác. Mụ cho mình cái quyền phán xét xã hội một cách vô căn cứ. Mụ không cảm thấy áy náy hay hối hận trước những việc mình làm. Đứng trước tòa án của nhân dân, mụ vẫn còn già mồm ngụy biện cho những hành động của mình. Không như Chí, mụ có thừa cơ hội để sửa sai. Mụ đã có một tiền án về tội “Gây rối trật tự công cộng”, nhưng có lẽ chưa ngồi tù ngày nào thì Cấn Thị Thêu chưa sáng mắt ra ngày ấy. Mụ ta vẫn tiếp tục làm những điều trái với đạo lý, trái với pháp luật, với trách nhiệm của chính bản thân mình với đất nước, với làng xã. Và bản án phúc thẩm được tuyên như chính là cánh cửa cuối cùng để mụ có thể ăn năn hối cải với chính lương tâm của mình, như những gì mà Chí đã làm.
20 tháng tù giam rồi sẽ hết, thế nhưng bản án lương tâm mới là điều mà Cấn Thị Thêu và những kẻ rận chủ khác đã, đang và sẽ phải nếm trải. Những đồng đô la kia sẽ không bao giờ khỏa lấp được những sự nhục nhã mà chúng phải nhận trước sự phán xét của chính bản thân mình. Mong rằng câu chuyện Chí Phèo – Cấn Thị Thêu sẽ là bài học đắt giá cho những kẻ đang ngày ngày bán mình cho lòng tham để quay lưng lại với đất nước, với nhân dân.
No comments:
Post a Comment