2019/06/15

Tổ Đồng Thuận đang kêu gọi “đối thoại” bằng bạo lực và truyền thông đám đông?

Loa Phường
Ngày 20/05/2019 vừa qua, nhóm bạo động ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội đã tổ chức một cuộc họp để công kích kết luận của Thanh tra Chính phủ về mảnh đất mà họ đang tranh chấp quyền sử dụng với công ty Viettel. Trong cuộc họp, họ cũng công bố những việc mà họ định làm để “giữ đất”. Đài BBC tiếng Việt, cùng nhóm luật sư và các cá nhân chống đối có quan hệ với nhóm bạo động, đã đưa tin về cuộc họp này.

Cụ thể, ngày 25/04/2019, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận, khẳng định toàn bộ mảnh đất 59 ha ở Đồng Sênh, thuộc xã Đồng Tâm, là “đất quốc phòng” bị người dân địa phương chiếm dụng để canh tác. Ngày 20/05, nhóm bạo động ở xã Đồng Tâm đã tổ chức họp và trả lời phỏng vấn về sự kiện này, để đưa ra 4 cụm thông điệp.
Trong cụm thông điệp thứ nhất, họ tái khẳng định rằng 28,7 ha trong phần đất bị thu hồi vốn là đất nông nghiệp mà họ có quyền sử dụng, vì 3 lý do. Thứ nhất, chính phủ chỉ thu hồi 208 ha đất để sử dụng cho mục đích quốc phòng vào năm 1980, nhưng Thành phố Hà Nội lại bàn giao 236,7 ha đất vào năm 2014; tức có thêm 28,7 ha so với quyết định cũ. Thứ hai, chính phủ không cung cấp bản đồ về phần đất bị thu hồi cho mục đích quốc phòng vào năm 1980. Thứ ba, Thanh tra Chính phủ chỉ tiếp nhận thông tin từ chính quyền Thành phố Hà Nội, chứ không đối thoại với nhóm dân địa phương.
Khi đưa ra cụm thông điệp vừa nêu, nhóm bạo động đã không nhắc đến một lập luận quan trọng của Thanh tra Chính phủ. Theo đó, cả diện tích 236,7 ha mà Thành phố Hà Nội đo được vào năm 2014, lẫn phần đất thu hồi mà đơn vị quốc phòng đang xây tường rào bao quanh, đều dựa trên những cột giới, mốc giới không đổi từ năm 1980. Phần tăng thêm hoàn toàn là đất do lâm trường giao nộp vì nằm trong phần bị ảnh hưởng bởi sân bay, không sử dụng được vào nông nghiệp, không dính dáng gì đến đất nông nghiệp của dân Đồng Tâm
Trong cụm thông điệp thứ hai, họ công kích cách hành xử của các cơ quan Nhà nước trong vụ việc. Cụ thể, ngoài chuyện Thanh tra Chính phủ không đối thoại với nhóm dân, họ còn công kích việc Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước không hồi âm đơn, thư của họ, việc Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung “lươn lẹo, bóp méo sự thật, xa rời quần chúng, coi thường những người khiếu nại, tố cáo”.
Trong cụm thông điệp thứ ba, ông Lê Đình Kình nói rằng “sau kết luận của Thanh tra Chính phủ, dân Đồng Tâm 'bước vào một cuộc đấu trí mới', 'chống tham nhũng và lợi ích nhóm'”. Như vậy, trong các hoạt động truyền thông sắp tới, họ có thể mô tả tập đoàn Viettel như một “nhóm lợi ích tư bản” “cấu kết với quan chức”, để dư luận có thiện cảm với họ và có ác cảm với Viettel, bất chấp nội dung thật của tranh chấp giữa hai bên.
Trong cụm thông điệp thứ tư, họ tuyên bố những việc họ định làm để “giữ đất” sau kết luận của Thanh tra Chính phủ. Có thể chia những việc này thành 2 mảng, là bạo động và đấu tranh pháp lý.
Trong mảng bạo động, Lê Đình Công nói: “Nếu cố tình đưa Viettel về lấy đất thì dân Đồng Tâm sẵn sàng hi sinh giữ đất. Nhà nào ở Đồng Tâm cũng đã trang bị đầy đủ rồi, sẽ không bắt giữ người như năm 2017 nữa đâu mà chắc chắn sẽ đổ máu 'như Gò Đống Đa”.
Trong mảng đấu tranh pháp lý, Lê Đình Kình nói rằng họ và nhóm luật sư sẽ tiếp tục gửi kiến nghị tới Chủ tịch nước và Thủ tướng; đòi Bộ Quốc phòng trả lời họ “đất quốc phòng là từ đâu, ranh giới, mốc giới như thế nào”; đòi Thanh tra Thành phố và Thanh tra Chính phủ đến đối thoại với họ. Luật sư Ngô Anh Tuấn cũng xác nhận với BBC rằng trong thời gian tới, yêu sách chính của họ là đòi “được đối thoại với chính quyền”, để “vỡ ra nhiều điều”.
Qua các biểu hiện trên, có thể thấy nhóm bạo động ở Đồng Tâm đang muốn trì hoãn việc xử lý tranh chấp bằng các quyết định hành chính và tư pháp, gia tăng xử lý tranh chấp bằng dư luận, để giành ưu thế trên dư luận.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi thấy luật sư Ngô Anh Tuấn có quyền đề nghị “đối thoại” để làm rõ hơn các tình tiết của vụ việc. Có điều trước khi đối thoại, ông Tuấn cần làm rõ 2 vấn đề sau:
Thứ nhất, nhóm bạo động Đồng Tâm có thật lòng muốn đối thoại không, hay chỉ giả bộ đối thoại để làm truyền thông? Tuyên bố của ông Lê Đình Công – rằng mỗi cá nhân bạo động đã tàng trữ sẵn vũ khí trong nhà và sẵn sàng giết người để giữ nguyên quan điểm của mình trong vụ việc – cho thấy họ không hề muốn đối thoại, không tuân thủ pháp luật, và cũng không thuộc diện “đấu tranh bất bạo động” như giới “dân chửi” tuyên bố.
Thứ hai, việc đối thoại sẽ được tiến hành trên cơ sở bằng chứng và pháp luật, hay được tiến hành bằng bạo lực và dư luận đám đông? Khi nhóm bạo động tránh nhắc đến những bằng chứng quan trọng mà Thanh tra Chính phủ đã dựa vào, đồng thời đòi “đổ máu như gò Đống Đa”, rõ ràng họ không muốn đối thoại bằng bằng chứng và pháp luật.

1 comment:

Hệ thống truyền thanh said...

Cái gì cũng có giới hạn của nó; trong chuyện này tôi thấy không cần giải thích nhiều mà cứ tuân thủ pháp luật; bởi Tổ Đồng thuận đã cố tình không hiểu