2019/06/19

LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI RƯỢU BIA: ĐÃ LÁI XE THÌ KHÔNG UỐNG RƯỢU, BIA

Luật phòng chống tác hại rượu bia vừa được Quốc hội ấn nút thông qua với 374/446 đại biểu Quốc hội tham gia bỏ phiếu đồng ý với quy định đưa Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, tức là đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông. Ngay sau đó, Quốc hội đã biểu quyết bỏ phiếu thông qua Luật Phòng chống tác hại rượu, bia với 408/450 đại biểu tham gia tán thành, tương đương 84,30%. 
LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI RƯỢU BIA: ĐÃ LÁI XE THÌ KHÔNG UỐNG RƯỢU, BIA
Sự nhất trí cao đã thể hiện quyết tâm của Quốc hội trong việc phòng ngừa, đẩy lùi tác hại của rượu, bia ra khỏi đời sống xã hội, trong đó đã quy định nhiều hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến rượu, bia bao gồm 12 nhóm hành vi. Dư luận cả nước quan tâm đến hành vi “Người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông”, tức là đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông.
Quy định này nhận được sự ủng hộ đông đảo của người dân bởi trong thời gian gần đây có nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc mà nguyên nhân xuất phát từ người lái xe đã sử dụng rượu, bia trước đó. Hành vi gây hậu quả của những lái xe có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức quy định đã và đang gây bức xúc lớn trong xã hội, chính họ cũng phải gánh chịu hậu quả pháp lý tự việc lái xe trong tình trạng say xỉn. Chính vì vậy, việc phòng ngừa hành vi nguy hiểm này là điều cần thiết, Quốc hội đã kịp thời đưa ra quy định về việc này.
Ngoài quy định cấm hành vi sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia còn cấm các hành vi sản xuất rượu, bia giả; hành vi quảng cáo rượu, bia từ 15 độ cồn trở lên hoặc hành vi cho người chưa đủ 18 tuổi sử dụng rượu, bia; ép buộc phụ nữ mang thai và người khác sử dụng rượu, bia. Việc cấm những hành vi này là điều cần thiết, cần đặt giới hạn cho việc sử dụng cũng như quảng cáo rượu, bia có độ cồn cao.
Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia được thông qua là điểm tiến bộ trong quá trình lập pháp của đất nước ta, thay vì đấu tranh, xử lý thì chúng ta đề cao công tác phòng ngừa, khi đã phòng ngừa nhưng vẫn có hành vi bị cấm xảy ra thì lúc đó mới có chế tài xử lý nghiêm khắc. Một điều đáng lưu ý nữa là các quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia sẽ đồng bộ với hệ thống pháp luật của nước ta, tức là ngoài chế tài trong đạo luật này thì cá nhân vi phạm vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Công Lý

2 comments:

Chọn mua vang số said...

Luật Phòng, chống tác hại rượu bia là rất cần thiết; luật này bảo vệ chính cho người dân; cho nên chúng ta phải ủng hộ

Loa hát karaoke said...

Rượu, bia vừa có hại cho sức khỏe vừa dễ mất an toàn khi tham gia giao thông; nên cấm là rât tốt