Viễn
Theo thông tin chinh thức thì ngày 25/6/2019 Hội đồng châu Âu phê duyệt cho phép EU ký các Hiệp định với Việt Nam gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA). Theo đó, Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và IPA) sẽ được ký vào ngày 30/6/2019.
Đây là điều không khiến nhiều người Việt Nam yêu nước bất ngờ bởi quá trình đàm phán ký kết giữa EU và VIệt Nam đã được khởi động từ lâu. Mặt khác Việt Nam là một quốc gia đang phát triển đầy tiềm năng và việc ký kết các hiệp định trên sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả hai bên, EU và Việt Nam.
Nhưng cũng sẽ có một bộ phận nhỏ tỏ ra bất ngờ và cay cú, đó chính là những tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí, thù địch Nhà nước Việt Nam. Số này luôn tìm cách phá hoại những nỗ lực của Việt Nam cũng như EU trong việc ký các hiệp định này bởi vì họ không muốn Việt Nam phát triển.
Họ sẽ rất cay cú bởi trong quá trình đàm phán, họ đã tìm mọi cách để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền, từ đó kêu gào liên minh châu Âu, nghị viện châu Âu phải đưa vấn đề nhân quyền mà bản chất là can thiệp đòi trả tự do cho số đối tượng chống phá trong nước vào quá trình đàm phán. Thậm chí họ còn hi vọng nếu Việt Nam muốn đạt FTA Việt Nam phải thả hết số này.
Đặc biệt khi xảy ra câu chuyện Trịnh Xuân Thanh về nước tự thú, họ đã làm ầm ĩ câu chuyện này lên, cho rằng Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc, rằng Việt Nam giỡn mặt với Đức và kêu gào hủy bỏ FTA, đòi EU trừng phạt Việt Nam.
Nhưng rồi kết cục thì sao, EU đã chấp thuận ký FTA với Việt Nam, có nghĩa là những cái họ làm, họ nói toàn sai trái. Mặt khác, EU cũng không đếm xỉa tới những điều vớ vẩn đó.
Được biết hiệp định FTA được ký sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Việt nam như Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033).
Ngoài ra, những cam kết về dịch vụ - đầu tư, mua sắm chính phủ cũng như những quy định cụ thể về mở cửa thị trường và biện pháp kỹ thuật trong một số lĩnh vực cụ thể cũng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của EU tiếp cận được thuận lợi hơn thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam, đồng thời giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực như dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, xây dựng hạ tầng và giao thông công cộng…
Bên cạnh đó, những cam kết về quản trị nhà nước sẽ đảm bảo một môi trường kinh doanh và pháp lý ổn định, thông thoáng cho nhà đầu tư của cả hai bên nói chung và các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ EU nói riêng.
Thông quan EVFTA và IPA, nhà đầu tư EU cũng sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường các nước đã ký FTA với Việt Nam với những đối xử ưu đãi hơn. Hiệp định này cũng giúp thúc đẩy quan hệ giữa EU với từng nước ASEAN nói riêng và cả khối ASEAN nói chung, tạo tiền đề hướng tới việc thảo luận một Hiệp định FTA giữa EU và ASEAN trong tương lai.
Quả là màn trừng phạt ngọt ngào của EU.
1 comment:
Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chặng đường 30 năm phát triển quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.
Post a Comment