2019/06/28

NGHỊCH LÝ!

Tọa Sơn

 Xưa nay, chúng ta biết người Việt có tâm lý sính ngoại, đồ dùng gì của ngoại cũng được người dân yêu thích. Tâm lý này thực ra không đáng chê trách vì nước chúng ta là một nước nông nghiệp, xuất phát điểm thấp, trải qua một thời gian dài khó khăn vì chiến tranh, bao vây cấm vận, hàng hóa thiếu thốn nên những mặt hàng ngoại với chất lượng tốt với thời điểm đó là quý giá vô cùng. Và trong sâu thẳm tâm thức người Việt, chúng ta luôn muốn những thứ hàng hóa đó mang nhãn hiệu Việt. Nhưng chính tâm lý sính ngoại và mong muốn một thương hiệu Việt lại đang mâu thuẫn với nhau.
Trước kia, khi hàng loạt hãng công nghệ ồ ạt đầu tư vào Việt Nam với số vốn khủng lồ, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn, chúng ta hân hoan. Nhưng rồi sau vài năm, khi phát hiện ra công nghiệp phụ trợ chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu của các háng công nghệ này để tăng nguồn lợi nhuận từ sự đầu tư thì một bộ phận người Việt lên tiếng chê bai đến cái ốc vít chúng ta không làm được.

Ô tô, một tài sản lớn đối với người Việt, một biểu tượng cho sự giàu có, thành đạt và tiện lợi. Người Việt cũng mong ước rằng một ngày những hãng xe Việt sẽ thay thế các hãng xe nước ngoài thậm chí là vươn tầm quốc tế. Ước mơ có, thực tế cũng có khi Chính phủ thể hiện rõ việc bảo hộ ngành ô tô trong nước với hàng rào thuế quan, nhưng ì ạch bao nhiêu năm, chúng ta vẫn dừng lại ở gia công còn khởi nghiệp như vinaxuki thì bán hết cả nhà xưởng. 

Thế nhưng, BKAV đem khát vọng về một chiếc điện thoại Việt gửi vào Bphone thì ngay sản phẩm đầu tiên, người ta chê lên chê xuống. Âu cũng đúng vì đây là những bước đi đầu tiên, vừa làm chúng ta vừa thử nghiệm. Nhưng rõ ràng những sản phẩm sau chức năng chẳng kém gì sản phẩm nào trên thị trường, thậm chí tính năng bảo mật còn vượt trội nhưng có vẻ ra, nhiều người Việt vẫn không ưu chuông lắm. 
 
 Ngay khi Vinfast giao xe Fadil lại có nhiều tiếng chê
Vinfast là một làn gió mới với quyết tâm cao, tiềm lực lớn, trong thời gian ngắn từ việc lên ý tưởng cho tới đi với thực tế đã làm nhiều người bất ngờ. Một hãng xe Việt Nam thực sự chất lượng đã ra đời với những công nghệ mới nhất được mua lại. Nhưng khi chiếc xe lăn bánh thì cộng đồng người chơi xe, người không chơi xe nhưng biết gõ phím lại vào hội đồng hãng xe Việt này, kêu đây là một sản phẩm ô hợp các loại công nghệ mua lại chứ có gì mới mẻ đâu. Nhưng rõ ràng, thiết kế xe chúng ta hợp tác với công ty Ý, máy móc thì của công ty Đức… có nghĩa là những tinh tú nhất, cơ bản nhất được cho vào chiếc xe của Vinfast vì chẳng ai giỏi hết mọi thứ mà muốn tiến nhanh, tiến mạnh thì chẳng tội gì ngồi hì hục nghiên cứu từ đầu cả. Với lại, hiện nay, thời kỳ toàn cầu hóa, một sản phẩm ra đời là một sản phẩm toàn cầu khi các bộ phận, linh kiện được sản xuất ở các địa điểm khác nhau, miễn là nó rẻ và ưu việt. Đây gọi là chuyên biệt hóa trong sản xuất. 

Hàn Quốc, một quốc gia chúng ta ngưỡng mộ vì nền kinh tế phát triển thần kỳ. Nhưng hãy nhớ rằng, Hàn Quốc đã từng có thời nền công nghiệp phát triển như chúng ta. Nhưng rồi những sản phẩm điện thoại, ô tô đầu tiên ra đời, chất lượng nói luôn là kém xa hàng Mỹ, hàng Nhật nhưng tinh thần tự tôn dân tộc của họ lên cao, thế là không ai bảo ai, người Hàn dùng hàng Hàn rộng khắp. Đó chính là động lực nuôi sống và thôi thúc các công ty nhỏ này phát triển thành các tập đoàn quốc tế như bây giờ. Và các bạn để ý, trong phim Hàn các diễn viên phẩn lớn chỉ sử dụng điện thoại, ô tô Hàn nhá.

Đấy là bệnh sinh ngoại ở trong nước, còn bệnh sính ngoại của người Việt ở hải ngoại và đám rân chủ có quan hệ mật thiết với nước ngoài còn thể hiện rõ hơn rất nhiều. Sau đây tôi xin kể câu chuyện như thế này:

Cả nước chúng ta đang bước vào một đợt nắng nóng với nền nhiệt cao trên 37 độ C. Và theo trung tâm dự báo khí tượng thì năm 2019 sẽ có số đợt nóng, số ngày nóng cao kỷ lục và nguyên nhân tất nhiên là do biến đổi khí hậu rồi. Nhưng nguyên nhân của biến đổi khí hậu là do đâu ? Đó là chính là do lượng khi CO2 hay còn gọi là khí nhà kính trong quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp mà thải ra môi trường vượt quá khả năng tự cân bằng của môi trường, khiến trái đất của chúng ta như một cái nhà kính ngày càng nóng lên. 

Thủ phạm chính không ai khác ngoài các nước công nghiệp phát triển khi họ có lịch sử xả khí thải cả trăm năm và cho đến hiện nay, lượng khí CO2 này càng tăng mạnh. Trong danh sách các nước thải nhiều nhất có Trung Quốc, Mỹ, Liên minh Châu Âu, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, Đức. Có thể thấy đây là các nước có nền công nghiệp phát triển, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, với số dân toàn trên 1 tỷ thì chỉ cần dân họ hít thở không thôi thì đã bằng cả nền công nghiệp nước khác.

Và để hạn chế khí nhà kính, nghị định thư Kyoto năm 1997 và thỏa thuận chung Paris năm 2015 là nỗ lực của các quốc gia trên thế giới để hoạch định lộ trình giảm phát thải khí nhà kính. Nhưng điều hay ho ở chỗ Mỹ là nước phát thải nhà kính vào loại nhất nhì thế giới tùy vào từng thời điểm nhưng tại nghị định thư Kyoto Mỹ tham gia, nhưng không thích làm còn tại thỏa thuận chung Paris năm 2015 thì tham gia xong, không thích ra luôn cho nó mang tiếng luôn một thể.


Đi vào vụ việc chi tiết, thì ở Mỹ cũng có Formosa, và nó hoạt động từ những năm 80 của thế kỷ trước. Và thành tích xả thải của nó cũng khá dày dặn và cũng bị phạt ước chừng tầm 5,6 lần gì đó với số tiền phát chưa có 20 triệu đô. Còn ở Việt Nam, ngay khi Formosa vi phạm quy định và gây hậu quả thì Chính phủ Việt Nam cho đình chỉ nhà máy, tập trung xác minh và phía Formosa đã phải đền bù số tiền 500 triệu đô.

Vâng, ấy vậy mà đám phản động lưu vong ở hải ngoại trong đó chủ yếu ở Mỹ luôn tuyên truyền luận điệu chính quyền cộng sản tiếp tay phá hủy môi trường, đe dọa môi trường sống người Việt Nam, đòi kiện, đuổi cổ Formosa ra khỏi Việt Nam. Trong khi đó, đám người phản động này chưa từng dám mở nửa miệng tố cáo chính quyền Mỹ hủy hoại môi trường, làm biến đổi khí hậu, chưa bao giờ thấy lớ ngớ đi biểu tình chống Formosa.

Qua đây chúng ta thấy đúng thật là nghịch lý!

1 comment:

Chọn mua loa hội trường said...

Bọn phản động đang lưu vong tại Mỹ mà vu cáo chính quyền Mỹ thì sẽ bị trả về nơi sản xuất ngay, nên đâu dám vu cáo