2019/06/29

KHUYẾN NGHỊ ĐA NGUYÊN CỦA SÉC VIỆT NAM KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN


Viễn

Báo cáo của Nhóm Làm việc Liên Hiệp Quốc về Hoạt động Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát công bố hôm 26 tháng 6 cho biết tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) vào tháng 1 vừa qua, đã có 291 khuyến nghị được đưa ra cho Việt Nam. Sau khi xem xét, Việt Nam chỉ chấp nhận 241 khuyến nghị, trong đó 220 là chấp nhận hoàn toàn, 21 khuyến nghị chỉ được chấp nhận môt phần.

Trong số những khuyến nghị mà Việt Nam không chấp nhận, đáng chú ý có khuyến nghị của đại diện chính phủ Cộng hòa Czech đưa ra cho Việt Nam tại UPR hôm 22/1 ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva, yêu cầu Vệt Nam tạo điều kiện cho đa nguyên, đa đảng.

Đây không phải là vấn đề gây bất ngờ bởi thực ra câu chuyện đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam đã được nói đi nói lại quá nhiều. Quan điểm nhất quán của Việt Nam là Việt Nam không cần thiết phải thực hiện đa nguyên, đa đảng và cơ chế đa nguyên, đa đảng không phù hợp với Việt Nam.

Việc lựa chọn thể chế chính trị như thế nào, nhất nguyên hay đa nguyên phụ thuộc hoàn toàn vào quyền tự quyết của một quốc gia để thế nào phù hợp nhất với điều kiện chính trị, lịch sử, kinh tế xã hội của quốc gia đó.

Tại Việt Nam, không có các điều kiện tiền đề về lịch sử, kinh tế, văn hóa-xã hội cho việc thực hiện đa nguyên đa đảng.

Cơ chế nhất quyên hay đa nguyên không nói lên trình độ phát triển cũng như sự bảo đảm dân chủ, nhân quyền trong xã hội, vấn để quan trọng nó thuộc về trình độ và tư duy quản lý, phát triển của đất nước đó

Việt Nam lựa chọn thể chế nhất nguyên hiện nay đang phát huy tác dụng rất tốt trong phát triển kinh tế-xã hội. Tốc độ phát triển của Việt Nam đang rất ổn, đời sống vật chất-tinh thần của người dân được nâng cao. Đặc biệt, một trong những thành tựu lớn nhất của Việt Nam hiện nay đó là sự ổn định cao về chính trị mà bất kì quốc gia nào trên thế giới cũng phải mong ước.

Có thể nói ngắn gọn rằng tại Việt Nam dưới vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đang phát triển nhanh và bền vững, do đó không cần thiết phải thực hiện đa đảng.

Chưa kể Việt Nam nhận thấy thực hiện cơ chế đa nguyên tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, đặc biệt là sự phá vỡ ổn định chính trị do sự cạnh tranh quyền lực giữa các phe phái, một thực tế mà nhiều nước trên thế giới đang phải gánh chịu.

Còn về vấn đề dân chủ, nhân quyền rõ ràng Việt Nam đang đảm bảo rất tốt thực hiện quyền con người. Với lại, dân chủ cũng không đồng nghĩa với đa nguyên,

Séc có thể khuyến nghị Việt Nam thực hiện đa nguyên, đa đảng. Việt Nam cảm ơn mọi khuyến nghị nhưng rõ ràng cái gì hợp lý thì Việt Nam mới tiếp thu, đó âu là điều bình thường.


1 comment:

Amply karaoke hát hay said...

Không thể khuyến nghị đa nguyên, đa đảng được; đó là quyền tự quyết của Việt Nam, không nước nào có thể can thiệp được