2019/06/26

Ai đang quyên tiền để kiện Formosa?

Loa Phường

Ngày 11/06/2019, một số tổ chức chống đối đã cùng tiến hành kiện tập đoàn Formosa về vụ xả thải, gây ô nhiễm môi trường ở bờ biển miền Trung Việt Nam năm 2016. Tuy nhiên, khi làm truyền thông về những hoạt động này, họ không chỉ hướng đến trách nhiệm của Formosa và quyền lợi của các nạn nhân, mà còn tận dụng chủ đề để công kích Nhà nước kéo dài dư luận về đợt biểu tình “Cách mạng Cá”.
Cụ thể, cuối tháng 04/2019, một số tờ báo chính thống đã đăng một công văn của Công an tỉnh Hà Tĩnh, cho biết cơ quan này bày tỏ lo ngại về lượng chất thải tồn dư, chất thải chưa được đánh giá đầy đủ của nhà máy thép Formosa. Tận dụng thông tin vừa nêu, từ đầu tháng 5, dư luận phi chính thống bắt đầu quay lại khai thác chủ đề “Formosa xả thải, gây ô nhiễm”. Giữa tháng 5, tổ chức mang tên “Công lý cho Nạn nhân Formosa” (JFFV) bắt đầu phát động một đợt quyên tiền trên mạng xã hội, để gây quỹ cho việc “kiện Formosa”. JFFV nộp đơn khiếu nại về vụ việc lên Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 30/05, và nộp đơn đên văn phòng công tố quận Đài Bắc, Đài Loan, để kiện 24 đối tượng xoay quanh tập đoàn Formosa vào ngày 11/06. 

Trong đơn kiện, JFFV cáo buộc rằng sau khi nhà máy thép Formosa xả thải, gây ô nhiễm biển hồi năm 2016, 24 đối tượng vừa nêu đã không làm tròn trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân, khôi mục môi trường biển và trả lại sinh kế cho cư dân ven biển. JFFV đòi Formosa bồi thường 4 triệu USD cho 51 nạn nhân đã hoàn tất hồ sơ nộp tòa, khôi phục môi trường biển ở địa phương, và minh bạch hóa thông tin về hoạt động xả thải, về hiện trạng ô nhiễm.
JFFV khoe rằng ngoài 51 nạn nhân vừa kể, họ còn đại diện cho hơn 7.800 nạn nhân khác đã ghi danh tham gia vụ kiện, nhưng “đang chờ bổ túc hồ sơ”. Ngoài ra, khi đâm đơn kiện ở Đài Loan, họ còn được trợ giúp bởi “Văn phòng Trợ giúp Công nhân, Di dân Việt Nam”, và 4 NGO Đài Loan hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền hoặc bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, bên dưới vỏ bọc “bảo vệ môi trường” này, nhân sự thật của JFFV đến từ 3 nhóm chống đối. 
Nhóm thứ nhất là Hội Bảo tồn Lịch sử Văn hóa Người Mỹ gốc Việt (VAHF). Cụ thể, Giám đốc Liên lạc John Hòa Nguyễn và Chủ tịch Nancy Bui của VAHF cũng lần lượt giữ chức Hội trưởng và Hội phó của JFFV.
Nhóm thứ hai là “Văn phòng Trợ giúp Công nhân, Di dân Việt Nam”, thân Việt Tân, với đại diện là linh mục Nguyễn Văn Hùng.
Nhóm thứ ba là các linh mục chống Nhà nước ở hai giáo phận Hà Tĩnh và Vinh. Cụ thể, ngày 11/06/2019, linh mục Hoàng Đức Oanh và một số linh mục khác tham gia đoàn nộp đơn, biểu tình ở Đài Loan, còn linh mục Nguyễn Đình Thục cho giáo dân căng biểu ngữ ở nhà thờ của giáo xứ Song Ngọc. Trước đây, nhóm linh mục này cũng đảm nhận việc vận động giáo dân ký vào đơn kiện.
Trong tuần qua, ba nhóm người vừa kể đã tiến hành tuyên truyền qua các đài nước ngoài phát sóng bằng tiếng Việt, các trang tin chống đối, và các trang Công giáo cực đoan. Họ chủ yếu truyền đi 3 thông điệp.
Trong thông điệp thứ nhất, họ phản bác tuyên bố của tập đoàn Formosa, theo đó Formosa đã bồi thường cho Nhà nước Việt Nam 500 triệu USD để ổn định cuộc sống của người dân trong khu vực. Họ bình luận rằng lượng tiền bồi thường mà mỗi người dân nhận được quá thấp, và môi trường biển vẫn chưa sạch lại như lúc đầu, khiến nhiều hộ dân chưa thể trở lại đánh cá hoặc kiếm sinh kế khác. Ngoài ra, họ tuyên bố rằng Nhà nước Việt Nam không có tư cách đại diện cho các nạn nhân để đòi tiền bồi thường từ Formosa.
Trong thông điệp thứ hai, họ tận dụng vụ việc để công kích Nhà nước Việt Nam. Chẳng hạn, John Hoàng Nguyễn nói với BBC rằng Nhà nước Việt Nam đã “chặn và bác hồ sơ” khi dân địa phương kiện Formosa, khiến dân “phải sang nước khác kiện”. Khi đăng ảnh biểu tình lên Facebook cá nhân, linh mục Nguyễn Đình Thục viết rằng: “Giáo xứ Song Ngọc hiệp thông cầu nguyện và góp một tiếng nói phản đối Formosa và tập đoàn cộng sản Việt Nam bán nước!”.
Trong thông điệp thứ ba, họ kêu gọi cộng đồng hải ngoại đóng góp thêm tiền để theo đuổi vụ kiện. Chẳng hạn, John Hoàng Nguyễn nói với BBC rằng “riêng án phí cho phiên tòa này tại Đài Loan đã tốn 30.000 USD”, “8000 hồ sơ bằng tiếng Việt chuyển sang tiếng Hoa thì người dân lấy đâu ra tiền”, khiến lượng tiền phải quyên rất lớn.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, nếu JFFV nhiều sức, nhiều tiền thì cứ việc kiện Formosa, chúng tôi rất ủng hộ. Nếu họ thắng kiện, cư dân địa phương sẽ có thêm tiền đền bù, và môi trường địa phương sẽ thêm trong sạch. Còn nếu họ thua kiện, thì coi như cánh cờ vàng đã chi tiền để xem một vở kịch “đòi công lý”, mua vui cũng được một vài trống canh. Tiếc rằng trong trường hợp đó, chỉ có các “nhà hoạt động” được lợi, chứ cư dân địa phương thì chẳng được đồng cắc nào từ số tiền quyên góp. 
Thứ hai, phát ngôn của ông Nguyễn Đình Thục đã cung cấp một bằng chứng vững chắc, cho thấy giới “dân chửi” đang khoác vỏ bọc “bảo vệ môi trường” để tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam. Tiếc thay, lần này ông Thục chửi rập khuôn, chửi như vẹt, khiến người đọc khó bị thuyết phục. Ông vẫn chửi Chính phủ Việt Nam “bán nước”, vào lúc Chính phủ đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế để bảo vệ chủ quyền và tự do hàng hải trên Biển Đông. Thêm nữa, nhìn vào dòng sự kiện, ta sẽ thấy chính công an Hà Tĩnh đã phát hiện nguy cơ ô nhiễm môi trường từ nhà máy Formosa, JFFV và Nguyễn Đình Thục chỉ mượn sóng truyền thông từ vụ này để kiếm chác.

1 comment:

Karaoke giá rẻ said...

Các thế lực thù địch luôn tìm cách để xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải luôn cảnh giác