2019/06/16

TRƠ TRÁO KHI VU KHỐNG VIỆT NAM TRỖI DẬY THÀNH MỐI ĐE DOẠ AN NINH MẠNG

Tindautruongdanchu - Ngày 12/6/2019 trên VOA đăng bài: Việt Nam đang trỗi dậy thành “mối đe dọa an ninh mạng”. Bài viết dựa theo một báo cáo mới từ “công ty tình báo mạng IntSights” cho rằng hoạt động gián điệp mạng và tội phạm mạng ở Việt Nam đang phát triển.

Để chứng minh cho vấn đề trên, bài viết dựa trên đánh giá lưu lượng người, số lượt truy cập và hoạt động trên Internet bằng tiếng Việt trên Deep and Dark Web đang gia tăng và các cuộc tấn công mạng nhằm vào các tổ chức đa quốc gia của nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam; đặc biệt là các công ty ô tô và các cơ quan truyền thông cũng gia tăng. 
VOA cho đăng tải bài viết của kẻ chống phá Phạm Chí Dũng (Ảnh chụp màn hình -Hải Anh)

Ai cũng cũng biết: Dark Web là “ngôi nhà” của các trang web nặc danh vẫn đang tồn tại trên không gian mạng chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực bất hợp pháp. Dark Web là một thuật ngữ dành riêng cho một bộ sưu tập các trang web tồn tại trên một mạng được mã hóa và không thể tìm thấy thấy bằng cách sử dụng những công cụ tìm kiếm truyền thống hoặc truy cập bằng cách sử dụng các trình duyệt thông thường. Theo nghiên cứu tìm hiểu với 5.000 địa chỉ trên Dark Web thì có hơn một nửa số trang web hoạt động bất hợp pháp; bao gồm các hoạt động chủ nghĩa cực đoan, bán thuốc, sách báo khiêu dâm...
Mặt khác bài viết dựa theo tường trình của “Công ty an ninh mạng FireEye của Hoa Kỳ”: Nhóm tin tặc APT32 là nhóm tin tặc ở Việt Nam tấn công vào các nhà sản xuất ô tô là một ví dụ. Năm 2018, nhóm này đã phát động một chiến dịch gián điệp và phần mềm độc hại trên toàn thế giới nhắm vào các công ty ô tô lớn, như Toyota. Thời điểm xảy ra các cuộc tấn công cho thấy nhóm này được giao nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo về các đối thủ và thậm chí, có thể gây gián đoạn hoạt động của các công ty ấy nhằm giúp VinFast công ty ô tô nội địa đầu tiên của Việt Nam, phát triển nhanh hơn. Đồng thờicòn tấn công cả các chính quyền ngoại quốc, những người đấu tranh dân chủ tại Việt Nam và các nhà báo bằng cách cài các mã độc và những công cụ khác bán trên thị trường.
Về vấn đề này phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Chính phủ Việt Nam nói: “lời cáo buộc của FireEye là “không có căn cứ. Chính phủ Việt Nam không cho phép bất cứ hình thức tấn công mạng nào chống lại các tổ chức hay cá nhân. Tất cả mọi vụ tấn công mạng hoặc đe dọa an ninh mạng phải bị kết án và trừng phạt nặng nề phù hợp với luật lệ và các quy định”.
Bài viết còn cho rằng: với luật kiểm duyệt Internet “Luật An ninh mạng” gây nhiều tranh cãi, hạn chế những gì mọi người có thể nói và làm trên truyền thông xã hội. Chính phủ cũng đã thành lập một đơn vị “tấn công mạng có tên là Lực lượng 47, bao gồm khoảng 10.000 thành viên để thực thi luật an ninh mạng. Nhiệm vụ của Lực lượng 47 là giám sát và chặn, không cho tiếp cận các nội dung mà nhà nước cho là không thân thiện’ và không có lợi cho họ...” đây là những lời lẽ tuyên truyền hoàn toàn vu khống bịa đặt, nhằm chứng minh cho vấn đề “mối đe dọa an ninh mạng” từ phía Việt Nam là hoàn toàn sai trái không có cơ sở. Những cá nhân, tổ chức tuyên truyền sai sự thật; lợi dụng không gian mạng nhằm mục đích xấu cần phải nghiêm trị.
Hiện nay vấn đề an ninh, an toàn trên không gian là vấn đề được quân tâm đặc biệt không của riêng quốc gia nào; đòi hỏi có sự nỗ lực hợp tác của mọi quốc gia để kịp thời ngăn chặn, loại bỏ tội phạm công nghệ cao; cá nhân, tổ chức lợi dụng không gian thực hiện những mục đích xấu. Luật an ninh mạng của Việt Nam được thông qua ngày 12/6/2018 gồm 7 chương, 43 điều được 86% tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thôn qua và có hiệu lực từ 1/1/2019 nhằm thực hiện mục đích bảo vệ an ninh, an toàn trên không gian mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ở trong và ngoài nước và các đối tác theo đúng pháp luật Việt Nam và quốc tế. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; ngăn ngừa thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến các cá nhân và tổ chức; khai thác sử dụng trái phép thông tin, gian lận, trốn tránh luật pháp; tấn công cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp... Luật an ninh mạng đã và đang trở thành công cụ hữu ích chấn áp tội phạm lợi dụng không gian mạng, làm cho môi trường không gian mạng trong sạch hơn là hành lang pháp lý cho hơn 60 triệu người Việt Nam và nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, đối tác làm ăn với Việt Nam trong và ngoài nước sử dụng luôn hài lòng, yên tâm tin tường vào môi trường không gian mạng ở đây.

Trần Định

1 comment:

Micro chuẩn said...

Các thế lực thù địch luôn tìm cách để xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải cảnh giác