2018/10/10

XÂY DỰNG TỔ QUỐC QUÊ HƯƠNG LÀ BỔN PHẬN BẮT BUỘC CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO


Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018-2023, diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 12 và 13.10 tại Hà Nội với sự tham gia của khoảng 400 linh mục, tu sĩ, giáo dân tiêu biểu trên cả nước. Chủ đề của Đại hội là “Đồng hành - Hiệp thông - Phục vụ”. 
XÂY DỰNG TỔ QUỐC QUÊ HƯƠNG LÀ BỔN PHẬN BẮT BUỘC CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO
Linh mục Phạm Xuân Mạnh dẫn lời các đức Giáo hoàng để giải thích về hai từ “Đồng hành”:  “Người công giáo tốt cũng là người công dân tốt, vì chúng tôi vừa kính chúa, vừa yêu nước. Chúng tôi phải làm tốt hai bổn phận giống như con chim 2 cánh, vừa theo đường hướng mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam, đặc biệt là Thư chung năm 1980 với phương châm “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”. Về mặt xã hội, Ủy ban có trách nhiệm động viên gần 7 triệu người công giáo Việt Nam chấp hành tự giác các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia tích cực các phong trào của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nghĩa là yêu nước”.
Tại cuộc họp báo sáng nay 8.10 ở Hà Nội trước thềm Đại hội, linh mục Phạm Xuân Mạnh - quyền Chủ tịch kiêm TTK Ủy ban đoàn kết công giáo Việt Nam khẳng định: Xây dựng tổ quốc quê hương là bổn phận bắt buộc của người công giáo. “Chúng tôi đồng hành với nhân dân để xây dựng quê hương đất nước, chúng tôi hiệp thông với Tòa thánh Vatican và Hội đồng Giám mục Việt Nam, hiệp thông với các chức sắc của Đảng và Nhà nước, hiệp thông lương giáo và mục tiêu cuối cùng là để phục vụ quê hương ngày một tốt hơn”.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh Trưởng - Ban tôn giáo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: Ủy ban đoàn kết công giáo là tổ chức xã hội của người công giáo, là cầu nối giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam với chính quyền. Ở nhiều nơi, tổ chức này đã thể hiện rất tốt vai trò của mình. Họ mạnh dạn đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương giải quyết những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người công giáo liên quan đến đất đai, hay sự tham gia của người công giáo đối với các hoạt động xã hội từ thiện, nhân đạo…Những năm gần đây, số lượng linh mục, nam nữ tu sĩ công giáo tham gia vào Ủy ban đoàn kết công giáo ở các địa phương ngày càng nhiều, chẳng hạn như TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa… Ủy ban đoàn kết công giáo hiện đã có mặt ở 42 tỉnh, thành.
Như vậy chúng ta có thể thấy, phát ngôn của người đứng đầu của một tổ chức đại diện cho người công giáo trên cả nước đã thể hiện rất rõ quan điểm của cộng đồng giáo dân thực hiện đúng theo tôn chỉ, giáo lý giáo luật của những người có đạo. Dù là người có đạo hay không theo đạo thì mỗi cá nhân đều là công dân của một quốc gia, đi bên cạnh các quyền của một công dân được Nhà nước đảm bảo được tôn trọng, thực hiện thì đi cùng đó là nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia, với nhân dân của chính quốc gia đó. 
Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn có những nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan ghi nhận những đóng góp của cộng đồng giáo dân Công giáo nói riêng và cộng đồng những tín đồ tôn giáo trên đất nước Việt Nam nói chung cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Nhưng cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng đâu đó trong chính tầng lớp chức sắc trong đạo Công giáo cũng nhưng một bộ phận không nhỏ giáo dân đã có những hành động, việc làm đi ngược lại với tôn chỉ, giáo lý, giáo luật của chính tôn giáo mình đang, làm cho tình hình tôn giáo ở một số địa bàn trở nên phức tạp. Điều này không những gây ảnh hưởng xấu đến chính đời sống của giáo dân mà còn làm cho tình hình an ninh trật tự ở địa bàn trở nên phức tạp. 
Thiết nghĩ nếu các vị chủ chăn thực hiện đúng theo giáo lý, giáo luật, răn dạy con chiên của mình sống “tốt đời đẹp đạo”, “phụng sự Tổ quốc” thì chắc hẳn đã chẳng có những điểm nóng về tôn giáo như thời gian vừa qua./.
NGẠO

No comments: