2018/10/25

Để cổ vũ bài Trung, Nguyễn Quang A "cố đấm ăn xôi" vụ Thông tư 19

Loa Phường
Ngày 12/09/2016, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định Thương mại Biên giới, với Điều 8 quy định rằng các hoạt động buôn bán ở khu vực biên giới sẽ được thanh toán bằng VNĐ, nhân dân tệ (CNY) hoặc ngoại tệ chuyển đổi. Ngày 28/08/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 19/2018/TT-NHNN, để cụ thể hóa Điều 8 nêu trên. Theo đó, từ ngày 12/10/2018,  các cá nhân, doanh nghiệp và ngân hàng sống gần biên giới Việt – Trung, và có hoạt động kinh doanh qua biên giới, sẽ được sử dụng VNĐ, CNY, hoặc ngoại tệ chuyển đổi khi thanh toán bằng tiền mặt và ngân hàng. Từ ngày 30/08, nhiều cá nhân chống đối đã tận dụng sự kiện này để khơi dậy tâm lý bài Trung cực đoan, nhằm phục vụ mục đích tuyên truyền chống chế độ. Chẳng hạn, Vũ Thăng Long, một "kinh tế gia" ở California, đã viết một bài trên BBC tiếng Việt vào ngày 08/09. Từ cuối tháng 9 đến nay, dư luận phi chính thống ít nhắc đến vấn đề Thông tư 19, do dồn sự quan tâm cho những sóng truyền thông khác như đợt tuyệt thực của Trần Huỳnh Duy Thức, việc ông Trần Đại Quang và ông Đỗ Mười qua đời, hay tin đồn rằng Việt Nam sẽ "nhất thể hóa" hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản.
Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Quang A
Ngày 12/10/2018, Thông tư 19 chính thức có hiệu lực. Khi đó, giới chống đối hầu như không còn nhắc đến thông tư này, cho đến khi Vũ Thăng Long hâm nóng lại chủ đề bằng một bài viết mới, được đăng trên cả VOA lẫn BBC tiếng Việt. Trong thực tế, bài này chỉ lặp lại các quan điểm và lập luận mà Long đã viết vào ngày 08/09 trên BBC. Theo đó, Long cho rằng vì hàng hóa được mua, bán ở vùng biên giới vẫn lưu chuyển qua các tỉnh khác ở Trung Quốc và Việt Nam, có thể thấy cả 2 nước “không có quy định nào” khiến “thương mại biên giới” chỉ diễn ra trong vùng biên giới. Vì vậy, Thông tư 19 sẽ giúp “95 triệu dân Trung Quốc và Quảng Tây” được “chi thu thương mại và đầu cơ tiền tệ trên lãnh thổ Việt Nam” bằng CNY, khiến lượng CNY lưu hành ở Việt Nam vượt ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước, đồng thời đồng tiền Việt Nam bị lệ thuộc vào tỉ giá của đồng tiền Trung Quốc. Do đó, Việt Nam sẽ bị khủng hoảng khi CNY mất giá trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Bài viết của Vũ Thăng Long chứa nhiều yếu tố sai sự thật. Trong thực tế, Thông tư 19 không cho phép lưu hành Nhân dân tệ dưới dạng tiền mặt trên lãnh thổ Việt Nam. Theo Điều 9 của Thông tư, thì khi tham gia thương mại biên giới, doanh nhân chỉ được tiêu Nhân dân tệ dưới hình thức chuyển khoản ngân hàng. Ngoài ra, một số văn bản luật như Hiến pháp, Luật các tổ chức tín dụng và Pháp lệnh Ngoại hối đã khẳng định rằng VNĐ là đồng tiền mặt duy nhất được lưu hành ở Việt Nam; còn ngoại tệ chỉ được lưu hành qua hệ thống ngân hàng, và phải chịu sự giám sát của Nhà nước. Thông tư 19 là văn dưới luật nên không được, và trong thực tế đã không mâu thuẫn với những văn bản luật vừa nêu.
Dù vậy, trong suốt tuần qua, các tổ chức và cá nhân chống đối khác vẫn đồng loạt đăng lại và hưởng ứng bài viết của Vũ Thăng Long. Chẳng hạn, ngày 13/10, Nguyễn Quang A kêu gọi "các nhà hoạt động" đi quay phim, phỏng vấn những người đang tiêu nhân dân tệ ở chợ biên giới Việt Nam, rồi đăng lên Internet "cho dân cả nước biết".
Trong thực tế, ông Nguyễn Quang A thừa biết rằng bài viết của Vũ Thăng Long chứa nhiều yếu tố sai sự thật. Cụ thể, từ đầu tháng 9, những lỗi sai này đã được chỉ ra bởi bà Phạm Chi Lan, thành viên nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự của ông A. Như vậy, độc giả có quyền nghi ngờ rằng ông đang cố tình lờ đi sự thật, để lợi dụng vụ việc nhằm khơi dậy tâm lý bài Trung cực đoan, phục vụ mục đích công kích chế độ. Đây là thái độ của một thành phần cơ hội chính trị, chứ không phải của một trí thức.

1 comment:

Âm thanh biểu diễn said...

Phải xử Quang A thật nghiêm khắc