2018/10/21

Kẻ lẻo mép Nguyễn Lân Thắng muốn gì qua bài viết ‘Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu’?

Tindautruongdanchu - Nguyễn Lân Thắng một kỹ sư giả danh tri thức khoác áo dân chủ của xã hội dân sự này đến xã hội dân sự khác nhưng thực chất chỉ là kẻ ‘lẻo mép’ trên mạng xã hội chuyên dùng ‘từ’, ‘bài’ để ‘kích động’ gây thanh thế. Vào ngày 15/10 Nguyễn Lân Thắng không thèm chia sẻ mà copy nguyên bài viết của Steven lam về ‘Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu’ đăng tải lên trang cá nhân của mình. Vậy, Nguyễn Lân Thắng muốn gì ?

Với tư cách là một facebooker trên mạng xã hội tôi phải nói với Nguyễn Lân Thắng rằng: Không biết, anh hiểu bài viết của Steven lam như thế nào ? Mục đích của anh muốn gì khi chia sẻ lại bài viết đã sử dụng hình ảnh 'cây lúa chín' ?...

Nguyễn Lân Thắng 'muốn gì' khi copy y nguyên bài viết của Steven lam để đăng tải lên trang của mình


Thú thật với anh, tôi chưa từng được đi Nhật như anh, nhưng tôi đã phần nào hiểu được con người và đất nước Nhật Bản xinh đẹp; quê hương của loài hoa Anh Đào nổi tiếng và tinh thần của các võ sĩ đạo thông qua sách báo và phim ảnh. Qua lời anh kể tôi đã thấy rõ hơn con người và văn hóa của đất nước Hoa Anh Đào khi vợ chồng anh qua Nhật để bay sang Mỹ. 

Có điều tôi không hiểu đoạn cuối Anh viết: “Tôi không còn tâm trí đâu mà thưởng thức món ăn. Mỗi một miếng đưa lên miệng là mỗi hạt ngọc hạt vàng! Tôi cảm thấy mình  không xứng đáng ngồi đó để được cô bé tiếp đãi như thế này. Tôi xin kiếu, xin được đi lòng vòng để ngắm cái phi trường hiện đại, để trố mắt nhìn cái thế giới khác hẳn thế giới quen thuộc của mình ở quê hương.

Nói thật, suốt đời còn lại chúng tôi không thể quên sự tử tế và khiêm nhu của hai người bạn trẻ Nhật ấy!

Con gái đầu của chúng tôi năm đó mới 8 tuổi, nó nói: lớn lên, quốc gia đầu tiên con phải đi thăm, trước cả về thăm quê hương Việt nam, nhất định phải là nước Nhật!...”

Vâng, tôi cũng thấy được câu thành ngữ của người Nhật quả là hay như anh đánh giá. Cây lúa khi được mùa, trĩu hạt, thì nó biết cúi đầu… Khi mình đã sung túc, thịnh vượng không được nghếch mặt nên trời tự kiêu, tự mãn, kiêu căng,  nhưng biết cúi mình để kính trọng và yêu thương người khác.Nhưng tôi nghĩ anh còn chưa hiểu hết ý nghĩa còn lại của câu nói đó. Theo tôi: Cây lúa khi được mùa, nó không chỉ biết cúi đầu bởi không kiêu căng, tự kiêu, tự mãn ...như anh nghĩ mà nó còn phải biết ơn đất mẹ đã cung cấp dinh dưỡng cho nó lớn lên, cho nó có khả năng kháng các loại bệnh, cho nó trưởng thành, cho nó trĩu bông với nhiều hạt “ngọc” hạt “vàng” như anh đã từng cảm nhận. Những bông lúa hàng ngày, hàng giờ gục đầu lạy đất mẹ đã sinh thành ra chúng. 

Tôi cũng nghĩ Người Nhật, văn hóa Nhật rất tuyệt vời. Chỉ với một câu nói đó thôi...nhưng người Nhật đã dạy cho con cháu họ biết nhớ về công ơn cha mẹ, nơi chôn rau cắt rốn, cái xã hội đương thời đã sinh thành, đã nuôi nấng, dưỡng dục họ nên người. Thật tuyệt vời phải không anh! Nhưng anh biết không, chỉ có những bông lúa có nhiều hạt ngọc hạt vàng mới biết lạy đất mẹ, còn những bông lúa bị bệnh, hạt bị nép nhiều sẽ không chịu cúi đầu lạy đất mẹ đâu anh ạ. Cái bông lúa nép và  những hạt lúa nép đó người ta chỉ có thể bỏ đi, có chăng cũng chỉ để làm “ Phân” thôi.

Tôi tạm gọi “anh” bằng anh bởi tôi biết, anh đã từng là sinh viên của Trường đại học xây dựng, tốt nghiệp năm 1993, một nhà trường có bề dày truyền thống, được tiếp cận với nhiều kiến thức văn minh của nhân loại và như vậy anh cũng được ăn được học hơn người; anh lại còn được sống ở Hà Nội nơi có thể tiếp cận với những tinh hoa của các nền văn hóa. Điều kiện sống của anh thật là lý tưởng so với chúng tôi. Anh cũng biết rằng: ở trên đời này không có cái gì là tuyệt đối cả; ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu; xã hội nào cũng có cái tiến bộ, văn minh và cái lỗi thời, lạc hậu; không có cái lỗi thời thì cũng đâu có cái để mà khai sáng, “ngọc còn có vết” mà anh. Biết được những cái văn minh của họ để ta học tập và làm cho cuộc sống của ta tốt hơn là nhẽ thường tình, “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” các cụ nhà ta đã dạy. Vậy mà, tôi chỉ tiếc rằng có những người vừa mới tiếp cận với nền văn hóa khác mà đã hàng ngày, hàng giờ quay lưng lại để phỉ báng nơi đã sinh thành ra mình, nơi đã nuôi nấng mình nên người như vậy có đúng là người Việt Nam hay không?Người Nhật cũng như người Việt Nam, cũng rất yêu quê hương đất nước của mình. Người việt mình có đi đến đâu đi nữa họ cũng không nguôi nhớ về quê hương, cái nơi đã cho họ sự sống, nuôi dưỡng họ nên người và họ luôn tự hào về nơi đất mẹ: “quê hương mỗi người chỉ một, nghĩa là chỉ một mẹ thôi, quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”.

Anh là người có học thức, khi con trẻ hiểu sai, nghĩ sai về quê hương của mình đáng lẽ ra anh nên dạy cho cháu hiểu mới đúng chứ. Tôi không đồng tình với anh về cách dạy con của anh như vậy.Bởi nếu dạy con như vậy mai sau cháu có lớn nên cháu chỉ biết có những ai cho cháu ăn hơn, mặc đẹp hơn thôi. Chứ bố mẹ chúng già rồi còn có lợi cho chúng nữa đâu mà chúng yêu quý...Chúng cũng sẽ thành kẻ vô ơn... đồ bất hiếu ...thôi anh ạ.

Tôi cũng trách các bạn của anh trên facebook đọc song, đã không góp ý cho anh lại  còn cổ vũ là “ hay thế vậy mà bây giờ mới kể”... thật là....

Nguyễn Tuân

No comments: