2018/10/02

CỐ TBT ĐỖ MƯỜI: NHÀ LÃNH ĐẠO GẮN VỚI CÁC THỜI ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA DÂN TỘC


Theo thông tin từ nhiều báo đã đăng tải: Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ trong và ngoài nước tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút ngày 1/10/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 

Và ngay sau đó, từ nhiều trang mạng và chủ tài khoản cá nhân đã xuất hiện một cuộc tổng bôi nhọ đối với cố Tổng bí thư Đỗ Mười, người được đánh giá là: "Sớm tham gia hoạt động cách mạng và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản, được tôi luyện, trưởng thành qua các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng chí Đỗ Mười đã từng trải qua nhiều cương vị công tác, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc".

Câu chuyện được đưa ra nói nhiều nhất được gom lại trong một đoạn viết của Luật sư Vũ Đức Khanh, người được giới thiếu là "nhà quan sát chính trị ở Canada nói về ông tổng bí thư Đỗ Mười: "Từ gốc trung nông, không có trình độ và kiến thức chuyên môn về kinh tế nhưng nhờ tinh thần "đấu tranh giai cấp" cao độ và triệt để, ông đã được cất nhắc vào chức vụ Thứ trưởng và sau đó là Bộ trưởng Bộ Nội thương những năm 1956, 1958."

"Trong suốt trên 20 năm công tác trong lãnh vực kinh tế tài chính, thành tích lớn nhất cũng như có thể tạm gọi là "di sản" của ông là một nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn bị kiệt quệ, lụn bại dẫn đến việc "Đổi mới" năm 1986."

"Đặc biệt, năm 1977, với tư cách phó thủ tướng kiêm nhiệm trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội Chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp tại miền Nam, ông đã giáng một đòn chí tử lên những thành phần tư sản, tiểu tư sản và tiểu thương miền Nam, triệt tiêu mọi tiềm lực kinh tế quốc gia mà phải đợi đến đầu thế kỷ 21 mới lấy lại được phong độ."

"Vụ cải tạo Công thương nghiệp năm 1977 dù là vô tình hay hữu ý nhưng phần nào do, nó đã đưa "Hòn ngọc Viễn Đông" trở về thời kỳ đồ đá, đẩy hàng triệu người dân miền Nam ra biển tìm đường vượt biên để cứu mạng."

Tuy nhiên, xung quanh luận điệu này. Xin được nói hai ý vắn tắt thế này. 

Thứ nhất, lịch sử luôn có những khúc quanh, những điều mà ngay trong thời điểm đó, với sự hạn hữu của bối cảnh lịch sử cùng những hệ giá trị lịch sử đi cùng, cá nhân một con người sẽ khó có thể vượt qua; Vậy nên, hãy đừng quá ráo hoảnh, sử dụng và lấy lăng kính của người hôm nay, thế hệ hôm nay để nhìn ngó, soi xét những điều đã được đóng đinh với quá khứ. Và hãy đừng lấy những tồn tại của cả 1 tập thể để quy vào một con người, dù cho con người đó có địa vị và quyết định lớn thế nào đối với vấn đề/ sự kiện lịch sử đó. 

Và khi nói đến câu chuyện được lược trích ở trên cũng cần biết rằng, gắn với nó là những sự nhìn thẳng của chính Đảng cộng sản VN và lãnh đạo của đảng này qua nhiều thời kỳ. Quan trọng hơn, những điều đó gắn với một bối cảnh chiến tranh, nếu không thực hiện điều đó (đánh tư sản) thì xin thưa nguồn lực phục vụ kháng chiến sẽ không được mạnh mẽ đến thế. 

Riêng những sai lầm trong quản lý kinh tế sau này, nhất là từ khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cho đến khi tiến hành công cuộc đổi mới thì xin thưa đến những quốc gia hùng mạnh thời bấy giờ như Liên Xô, TQ còn phạm phải. Điều nên nhớ về điều này có chăng nên chỉ là việc chúng ta đã sớm nhìn nhận được nguy cơ và dũng cảm vượt rào để đổi mới, để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu và quan trọng hơn là không khủng hoảng và dẫn đến đổ bể như Liên Xô và các nước Đông Âu. 

Điều thứ hai muốn nói tới, rằng Cố TBT Đỗ Mười là nhà lãnh đạo như đã được đánh giá đã kinh qua nhiều giai đoạn lịch sử của dân tộc. Và riêng trong công cuộc đổi mới sau này thì công lao của ông cũng không nhỏ. 

Với cương vị  Uỷ viên Bộ Chính trị và Thường trực Ban Bí thư khóa VI từ năm 1986 và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng từ năm 1988 và hơn 1 nhiệm kỳ đứng đầu Đảng cộng sản VN từ 1991 (Được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII và tiếp tục giữ cương vị này thời kỳ đầu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII). Có thể nói Cố TBT Đỗ Mười là nhà lãnh đạo gần như có mặt trong thời điểm quan trọng nhất của lịch sử VN cận đại cuối thế kỷ 20. Sự thay đổi về tư duy, cách làm của ông và những nhà lãnh đạo đương thời đã giúp VN làm nên một kỳ tích thực sự. VN không chỉ đã vượt qua khủng hoảng, đổi mới thành công mà thực sự đã vươn lên mạnh mẽ. 

Thật tiếc những điều dễ thấy mười mươi như thế thì đám dân chủ lại không hoặc cố tình bỏ qua để đơm đặt những điều thị phi. 

An Chiến

No comments: