2016/09/18

TRỊNH XUÂN THANH SẼ LÀ ÔNG CHỦ Ở ĐỨC?


"Biệt phủ" của Trịnh Xuân Thanh ở Đức- đồn đoán bậy bạ của các dzận xĩ

Lời dẫn: Trịnh Xuân Thanh- Nguyên TGĐ PVC- kẻ đang bị truy nã hiện nay đang trốn ở đâu? Vấn đề này trên mạng xã hội có nhiều đồn đoán. Bắt đầu từ dzận xĩ Người Buôn gió- con nghiện ma túy Bùi Thanh Hiếu, các dzận xĩ thêm mắm dặm muối rằng Trịnh Xuân Thanh đã có một "biệt phủ" 5 triệu Ơ rô tại Đức (hình trên) và rồi đây, Trịnh Xuân Thanh sẽ là một ông chủ, một "Nhà Đầu tư" tại Đức mà Việt Nam không thể "động đến" được!


Vậy SỰ THẬT thế nào theo pháp luật Liên bang Đức? Dưới đây là bài viết của bác Khai Phùng, người đang sống tại Liên bang Đức.
***************************************

Luật nhập cư (Zuwanderungsgesetz) được sửa đổi và bổ sung năm 2005, có hiệu lực từ năm 2007 được chia ra nhiều đối tượng có thể nhận thẻ cư trú ở Đức nếu như:

- Trình độ cao, các nhà bác học, những người có phát minh, sáng chế. Cái này khỏi cần nói, nước Đức sẽ mời ở lại.

- Du học với giấy phép cư trú tạm, 2 năm gia hạn một lần. Sau khi tốt nhiệp sẽ được nhà nước Đức nuôi 1 năm để tìm công ăn việc làm, nếu có nơi nào nhận vào làm việc dài hạn sẽ được cấp giấy cư trú lâu dài.

- Với các nhà đầu tư nước ngoài số vốn tối thiểu là 1 triệu Euro trở lên, thành lập một công ty với việc tạo tối thiểu 10 công nhân làm việc dài hạn. Nhưng điều kiện là đầu tư ở những ngành được cho là có tương lai ở Đức, những lĩnh vực mà nước Đức đang cần. Thậm chí khi số vốn đầu tư thấp hơn 1 triệu nhưng dự án rất khả thi và tương lai sáng sủa cũng được ngoại lệ. Lần đầu tiên cấp có hạn 3 năm, sau đó sẽ được cấp giấy lưu trú dài hạn.

- Các đối tượng khác bao gồm sang học nghề, đoàn tụ gia đình, tỵ nạn và sang Đức vì lý do nhân đạo,...

Tham khảo luật di dân trên trang của sở ngoại vụ ở đây:

Đề cập tới riêng bài báo thì cho thấy người viết ở Đức nhưng không am hiểu về nhiều vấn đề mà chỉ viết theo cảm nhận cá nhân. Có thể đây là một người rất kém về ngôn ngữ sở tại, ít đọc báo nghe đài mà chỉ viết theo dân mạng Việt Nam.

Để mua được nhà, biệt thự ở Đức kể cả là người ngoại quốc tất nhiên có tiền là được. Nhưng để mua được cần phải chứng minh được nguồn gốc đó là đồng tiền sạch! Việc ông Thanh mua biệt thự ở Berlin nó giống như những căn nhà ở Mỹ người ta gán ghép cho mấy cụ thời xưa đó thôi. Mua biệt thự không phải là đầu tư vì đầu tư là xây hoặc mua nhà để cho thuê nhưng thuế thu nhập cực kỳ cao, có thể lên tới 47,48% theo luật Đức.

Người cư trú ở Đức hay người Đức dù mua một căn hộ nhỏ, một mảnh đất giá tiền bao nhiêu cũng cần phải qua phòng công chứng. Luật sư đại diện sẽ đệ đơn lên tòa án, sở tài chính để tìm hiểu về nguồn gốc của đồng tiền đó.

Sau khi sở tài chính xem xét, kiểm tra sẽ cấp cho một tờ giấy chứng nhận rằng người mua không có vấn đề gì, ví dụ đi làm đóng thuế hay kinh doanh không nợ thuế, chưa có vấn đề gì thì họ mới cấp cho giấy chứng nhận (Unbedenklichkeitsbescheinigung) sau đó thủ tục mua bán mới được tiếp tục.

Đối với người nước ngoài, đồng tiền mang vào Đức (tiền mặt) không đơn giản! Một số người Việt bên Đức chẳng hạn, để có thể nạp vào tài khoản số tiền mặt mang theo từ Việt Nam qua (ví dụ là tiền thừa kế từ bố mẹ) phải có giấy chứng nhận ở Việt Nam, giấy của ngân hàng nhà nước cho phép mang tiền ra khỏi nước và như thế số tiền từ Việt Nam qua phải có nguồn gốc mới có thể mang vào sử dụng ở Đức. Điều này phụ thuộc vào luật ở Việt Nam, tức là nguồn gốc của đồng tiền. Trong khi tham nhũng là tiền bẩn bởi thế khi kê khai tài sản các quan chức ở Việt Nam mới không bị rơi vào vòng lao lý khi không chứng minh được nguồn gốc. Quan chức sẽ chẳng dại gì làm cách này.

Nếu chuyển tiền công khai sang Đức qua ngân hàng ở Việt Nam thì ông Thanh chẳng khác nào tự vạch áo cho người ta xem lưng và tôi nghĩ quan chức ở Việt Nam dù tham nhũng họ cũng không ngu tới mức độ chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam đâu. Như vậy chuyển khoản là việc mà các quan chức không ngu gì làm vì kiểu gì cũng để lại dấu vết và đó là việc dễ lộ nhất!

Đừng nghĩ nước Đức là nơi rừng rú, tiền nào cũng có thể mang vào được. Thứ nữa nước Đức không phải là nơi chứa chấp tội phạm! Chỉ cần Việt Nam có phán quyết của tòa án sẽ có quyền truy nã trên Interpol và phía Đức sẽ buộc phải trao người. Đây là hợp tác thông thường của hai bên trong khuôn khổ luật pháp của cả hai nước chứ không nằm trong hiệp ước dẫn độ tội phạm cần phải có. 

No comments: