Sự thật là, Thiên Chúa giáo chỉ mới được bắt đầu truyền bá vào Việt Nam từ thế kỷ XVI (năm 1533) dưới thời vua Lê Trang Tông do các giáo sỹ hai dòng Đamin và Phanxico. Vùng Nam Định là nơi khởi phát.
Thế nhưng đến thế kỷ XVII một giáo sỹ người Pháp tên là Alexande Rhodes thuộc dòng Tên Bồ Đào Nha đã thế chân và kể từ đó Thiên Chúa giáo trở thành công cụ đắc lực cho thực dân Pháp xâm lược Đông Dương.
Từ thế kỷ XVIII, dưới thời Giám mục Pignecu De Behaine (thường gọi là Bá Đa Lộc) đã giúp Nguyễn Ánh ký Hiệp ước Vesailles với Pháp lật đổ Tây Sơn, phục hồi nhà Nguyễn. Đổi lại, nhà Nguyễn tô nhượng đất cho Pháp mở ra thời kỳ đô hộ mới, biến nhà Nguyễn thành bù nhìn. Thiên Chúa giáo có cơ phát triển rầm rộ, lấn lướt cả những tôn giáo truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Nhà thờ lớn Hà Nội bây giờ là được xây trên nền của chùa Báo Thiên có từ thời nhà Lý.
Sau khi nguyễn Ánh chết (1820), các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã ra 14 sắc chỉ cấm đạo Thiên Chúa giáo vì lấn át phong tục tập quán, tín ngưỡng Việt, làm tay sai cho Pháp. Cuộc đàn áp này kéo dài 43 năm cho đến năm 1862 khi Pháp và triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Nhâm Tuất bãi bỏ quy định cấm đạo Thiên Chúa giáo.
Thiên chúa giáo chỉ có cơ hội sống yên bình, tự do tín ngưỡng, tự do hành đạo kể từ khi Việt Nam giành được độc lập dưới chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa cho đến nay. Dẫu có một thời gian dài 20 năm đất nước chia cắt, đạo Thiên chúa là lực lượng nòng cốt trung thành với Mỹ Ngụy đàn áp cách mạng ở miền Nam, nhưng với chính sách tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, từ ngày đất nước thống nhất (1975) đạo Thiên Chúa vẫn được tạo cơ hội thực hành tín ngưỡng bình đẳng như các tôn giáo khác.
Không ai có thể phủ nhận những chính sách đúng đắn của Nhà nước Việt Nam với tôn giáo. Không ai có thể phủ nhận những phát triển về mọi mặt của các xứ đạo ngày nay cả về kinh tế, văn hóa, cơ sở thờ tự ở các là do những cơ hội mà Đảng và Nhà nước Việt Nam mang lại. Đại bộ phận tín đồ Thiên Chúa cả nước yên tâm, tin tưởng cùng chung lòng với tín đồ các tôn giáo khác và nhân dân vượt qua nhiều khó khăn xây dựng cuộc sống, bảo vệ đất nước.
Ấy vậy nhưng, vẫn có một bộ phận trong giới chủ chăn, tín đồ Thiên Chúa luôn tìm cách lôi ngược dòng dân tộc, rắp tâm phá hoại thành quả mà cách mạng mang lại, lợi dụng những hoàn cảnh khó khăn của đất nước mưu đồ gây bạo động xã hội, tiếp tay cho các thế lực thù địch lật đổ chế độ. Điển hình cho “dòng nước ngược” đó là bộ phận giới chủ chăn Giáo phận Vinh, dưới thời cai quản của Giám mục Nguyễn Thái Hợp.
Nhìn lại từ năm 2010 đến nay, kể từ khi ông Nguyễn Thái Hợp được cử làm Giám mục giáo phận Vinh đến nay, Giáo phận luôn được biết đến là nơi xảy ra nhiều hoạt động vượt qua giới hạn hoạt động tôn giáo đơn thuần vi phạm pháp luật có hệ thống.
Từ một Giáo phận vốn yên bình với những giáo dân vốn hiền lành, thuần hậu, chăm chỉ làm ăn nhiều gia đình trở nên khá giả trở thành một giáo phận “nóng” với không ít tín đồ, linh mục chỉ biết nổi loạn, gây rối, lợi dụng các hoạt động tôn giáo để chống đối chính quyền.
Từ khi dưới quyền cai quản của cha Hợp đến nay, không thể kể hết những tai tiếng xấu làm hoen ố phương châm sống “tốt đời – đẹp đạo” mà tín đồ giáo phận Vinh đã bồi đắp bấy lâu nay. Những vụ việc lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình trái pháp luật ở Giáo xứ Ngọc Long, xã Công Thành, huyện Yên Thành; cướp đất ở Giáo xứ Làng Rào, xã Nghi Hương, huyện Tân Kỳ; ngang nhiên lấn chiếm đất đai tại Giáo xứ Lập Thạch, xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, giáo họ Yên Trạch, phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò: kích động hơn 500 giáo dân Giáo xứ Xuân Kiều mang theo cuốc, xẻng, búa đến đập phá tường rào và cướp đất của Trường mầm non Nghi Kiều, Nghi Lộc…
Những vụ gây rối trật tự công cộng, đánh đập, bắt giữ người trái pháp luật ở xã Yên Khê, huyện Con Cuông; bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản công dân ở giáo xứ Mỹ Yên, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc. Kích động hàng trăm giáo dân giáo xứ Đông Yên (Hà Tĩnh) gây rối, không chịu di rời trả lại mặt bằng cho tỉnh Hà Tĩnh thi công cảng Vũng Áng mặc dù đã nhận tiền đền bù. Kích động giáo dân Giáo xứ Kỳ Hà không cho con em mình đến trường vào ngày khai giảng.
Những ngày gần đây, nhiều người không khỏi băn khoăn khi đặt câu hỏi, tại sao trong lúc các giáo phận cả nước vẫn đồng lòng, hợp sức cùng Nhà nước giải quyết khó khăn, khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường so Fomosa gây ra thì giáo phận Vinh lại là nơi có nhiều biến động và phản ứng tiêu cực, thái quá đến như vậy?
Đó là “Thư chung” của giám mục Nguyễn Thái Hợp kêu gọi các Tu sỹ, bà con giáo dân của mình đi tuần hành “vì môi trường” nhưng mang theo những băng rôn khẩu hiệu có nội dung kích động thù hằn, hô hào phân biệt lương giáo, xúc phạm đảng Cộng sản, thóa mạ chính quyền.
Đó là, bất chấp những chính sách cụ thể của Nhà nước hỗ trợ nhân dân miền Trung, nhất và ngư dân ổn định đời sống, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ sản xuất, khôi phục môi trường biển… giới củ chăn Giáo phận Vinh chỉ biết xúi giục giáo dân xuống đường “tuần hành”, hô hào phản đối nhà nước, biến các ngày lễ tôn giáo thành ngày biểu tình tiêu cực. Đó là hình ảnh giáo dân giáo xứ Cồn Sẽ, tỉnh Quảng Bình như những kẻ điên cuồng lao vào tấn công lực lượng chức năng giữ gìn trật tự như quỷ dữ.
Từ ngày giám mục Nguyễn Thái Hợp cầm quyền Giáo phận, dưới sự điều hành của ông, người ta thấy hình thành một lứa linh mục mới thiếu trình độ, thiếu đức tin, sa đọa về lối sống cờ bạc, trai gái, hám tiền, hoạt động không đúng với vai trò và bổn phận của giáo sỹ Công giáo, mang màu sắc chính trị tiêu cực với những cái tên như Đặng Hữu Nam.
Đó là sự lục đục, mất đoàn kết trong nội bộ hàng giáo sỹ, cấp dưới không tôn trọng bề trên; là cách dùng người độc đoán, bè phái, làm suy yếu hoạt động điều hành Giáo phận khiến tín đồ Giáo xứ Đông Yên kéo lên bao vây Toà giám mục Xã Đoài, giật áo Giám mục Hợp, gọi Đức Cha là thằng, lớn tiếng dạy bảo về luật của Giáo hội.
Dư luận đặt câu hỏi, bấy lâu nay Công giáo hoạt động ngoài Pháp luật, đi ngược với lợi ích dân tộc, một bộ phận chủ chăn, tín đồ cực đoan Giáo phận Vinh, dưới sự bảo trợ của Giám mục Nguyễn Thái Hợp có thể ngang nhiên vi phạm pháp luật mà không bị xử lý?
Ai cũng biết, mọi tôn giáo chân chính đều hướng con người đến giá trị chân, thiện, mỹ. Và một người Công giáo tốt trước hết phải là một công dân tốt như lời Giáo hoàng Benedict XVI đã nói. Thế nhưng, với những hoạt động dung túng những kẻ dưới quyền của mình dẫn dắt “con chiên” đi vào con đường lạc lối, Giám mục Nguyễn Thái Hợp có còn xứng với danh xưng được Đức Thiên Chùa uỷ nhiệm?
Thiết nghĩ, Giáo hội Công giáo Việt Nam mà trực tiếp là Hội đồng Giám mục nên có những quyết định cụ thể đối với Giám mục Nguyễn Thái Hợp để Giáo phận Vinh được trở lại yên bình như xưa, để toàn dân đoàn kết một lòng, để tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong sư nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
No comments:
Post a Comment