2015/10/17

Đừng để văn hóa Công giáo cô lập trong lòng dân tộc

Mõ Làng


Công giáo truyền bá, phát triển vào nước ta đã bốn thế kỷ rưỡi. Thời gian ấy so với Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo là muộn, nhưng so với Tin Lành thì sớm hơn rất nhiều. Công cuộc truyền giáo, phát triển đạo Công giáo trải quá trình đã thu được những kết quả trên nhiều lĩnh vực.

Những thành tựu mà Công giáo và những linh mục có tâm huyết đạt được trên lĩnh vực kiến trúc, sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, Nôm đạo, văn học Công giáo… đã làm cho tầm vóc văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam song hành cùng dân tộc. Tuy nhiên, những gì diễn ra ở một vài giáo xứ ở Hà Nội, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh cho thấy những quan niệm cổ hủ về văn hóa Công giáo vẫn còn đó và nó đã góp phần "cô lập" Công giáo với dân tộc. 

Thích ứng và hội nhập với một nền văn hóa mà ở đó tôn giáo truyền bá và phát triển là đặc tính chung của hoạt động truyền giáo. Vì các tôn giáo buổi đầu phát sinh chỉ thuộc về một cộng đồng, một quốc gia và chịu ảnh hưởng của văn hóa hoặc mang dấu ấn của văn hóa một cộng đồng, một quốc gia sản sinh ra nó. Một tôn giáo muốn trở thành tôn giáo lớn tất phải nghĩ đến việc truyền bá, phát triển tôn giáo của mình ra các cộng đồng người, các dân tộc xung quanh. Việc chứng đạo có thể bằng hòa bình, có thể bằng chiến tranh đổ máu, song khi xác lập tôn giáo ở những cộng đồng, những quốc gia mới, các tôn giáo thường bị chi phối bởi các nền văn hóa đó.

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều tán đồng quan điểm không có một Phật giáo chung chung, mà chỉ có Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Thái Lan, Phật giáo Việt Nam… Như vậy, một điều hiển nhiên là Phật giáo đã chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa của các dân tộc đó. 

Ở Việt Nam, không chỉ có Phật giáo mà các tôn giáo như Nho giáo, Đạo giáo khi truyền bá vào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam. Đồng thời các tôn giáo đó đóng góp vào văn hóa Việt Nam tạo ra những nhân tố mới làm đa dạng văn hóa Việt Nam. Công cuộc truyền giáo, phát triển đạo các tôn giáo trên diễn ra theo con đường hòa bình.

Có thể nói so với các tôn giáo trên, Công giáo thời kỳ truyền vào Việt Nam là Công giáo của văn hóa Tây Âu hoàn toàn xa lạ với văn hóa Việt Nam, với văn hóa Đông Nam Á. Lẽ ra hoạt động truyền giáo của Công giáo phải tìm ra một“kênh” văn hóa thích hợp để rao giảng "tin mừng". Ngược lại, các thừa sai - những người thực hiện sứ mệnh truyền giáo đã gạt ra ngoài tất cả những gì không thuộc Kitô giáo, cũng có nghĩa là gạt nền văn hóa Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời trong quá trình truyền giáo. Để rồi kết quả là cộng đoàn giáo dân của họ sống bên lề xã hội, và bên lề nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Hệ quả là công cuộc truyền giáo, phát triển đạo diễn ra bất bình thường, hàng ngàn tín đồ phải chứng đạo bằng máu.

Trước Công đồng Vatican II (1962 -1965) đã có biết bao cuộc tranh luận khi âm thầm, khi gay gắt quyết liệt với những chỉ thị, huấn thị, tông huấn, sắc chỉ...cấm đoán hòa nhập văn hóa dân tộc, mà hình phạt đưa ra là vạ tuyệt thông cho những giáo sĩ, giáo dân nào vi phạm. Chẳng hạn như trên lĩnh vực thờ cúng tổ tiên, như tham gia các nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc đó. 

Ở Việt Nam, Phật giáo và các tôn giáo như Nho giáo, Đạo giáo khi truyền bá vào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam. Đồng thời các tôn giáo đó đóng góp vào văn hóa Việt Nam tạo ra những nhân tố mới làm đa dạng văn hóa Việt Nam. Công cuộc truyền giáo, phát triển đạo các tôn giáo trên diễn ra theo con đường hòa bình.

Đến lượt Công giáo truyền vào Việt Nam thì sao? Có thể nói so với các tôn giáo trên, Công giáo thời kỳ truyền vào Việt Nam là Công giáo của văn hóa Tây Âu hoàn toàn xa lạ với văn hóa Việt Nam, với văn hóa Đông Nam Á. Lẽ ra hoạt động truyền giáo của Công giáo phải tìm ra một "kênh" văn hóa thích hợp để rao giảng tin mừng. Ngược lại, các thừa sai - những người thực hiện sứ mệnh truyền giáo đã gạt ra ngoài tất cả những gì không thuộc Kitô giáo, cũng có nghĩa là gạt nền văn hóa Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời trong quá trình truyền giáo. Để rồi kết quả là cộng đoàn giáo dân của họ sống bên lề xã hội, và bên lề nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Hệ quả là công cuộc truyền giáo, phát triển đạo diễn ra rất không bình thường, hàng ngàn tín đồ phải chứng đạo bằng máu, đặc biệt là thời Nguyễn.

Từ sau Công đồng Vatican II, vấn đề hội nhập mới dần dần được Công giáo khai mở. Cho đến tận cuối những năm 70, các nhà nghiên cứu Kitô giáo Việt Nam mới chỉ ra khái niệm “Việt hóa đạo" trên một số lĩnh vực: Dịch kinh thánh, cải tiến thánh lễ, cải tiến áo dòng, cải tiến các lớp giáo lý…

Các nhà thần học Kitô giáo cho rằng, cụm từ "hội nhập Tin Mừng Kitô giáo vào các nền văn hóa bản xứ" lần đàu tiên được Giáo hoàng Gioan Phao Lô II nhắc đến trong Thông điệp Slavorum Apostoli ban hành năm 1985 để kỷ niệm 11 thế kỷ hoạt động truyền giáo của hai thánh Cyrille và Meethode.

Một phong trào bàn về hội nhập được dấy lên mạnh hơn. Song một số nhà thần học xem ra vẫn chưa ưng dùng thuật ngữ "hội nhập".

Lịch sử cho thấy, hội nhập nghi lễ và lối sống Công giáo với các nền văn hóa các dân tộc mà nó truyền bá diễn ra ngay từ thời kỳ đầu phát triển đạo. Khi truyền giáo ra các nền văn hóa thuộc đế chế Rôma, Kitô giáo thời kỳ đầu chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nền văn hóa đó như: sử dụng triết học Hy Lạp, thích ứng với những nghi lễ, trang phục của nền văn hóa này. Đồng thời Kitô giáo còn bị chi phối bởi văn hóa La Mã, một nền văn hóa đa dạng kế thừa nền văn hóa Hy Lạp.

Khi truyền giáo sang các nước châu Á với một nền văn hóa gần như khác biệt với văn hóa châu Ẩu, nhưng Công giáo đã không đặt ra vấn đề hội nhập. Hoạt động hội nhập chỉ được thực hiện bởi các thừa sai có đầu óc canh tân. Đó là Robert de Nobili (1577 -1656) dòng Tên ở Ấn Độ, Matteo Ricci (1562 - 1610) dòng Tên Trung Quốc, Alexandre de Rhodes (1593 - 1660) dòng Tên ở Việt Nam. Những thừa sai trên có những đóng góp nhất định vào công cuộc truyền giáo và hội nhập vào nền văn hóa của mỗi nước, đáng tiếc về mặt quan phương, những đóng góp của họ đã không được giáo hội chấp nhận.

Chỉ một vấn đề "thờ cúng tổ tiên", một trong những vấn đề quan trọng của hội nhập châu Á đã làm cho 11 đời giáo hoàng quan tâm và kéo dài hàng trăm năm, từ thế kỷ XVII đến năm 1939 mới hé mở.

Đối với giáo hội Công giáo Việt Nam, hoạt động trên lĩnh vực hội nhập nghi lễ và lối sống Công giáo trong nền văn hóa Việt Nam bước đầu cũng đã thu được những kết quả khiêm tốn nhưng đáng trân trọng.

Trước hết, trên lĩnh vực đọc sách, đọc kinh và hát kinh. Công giáo trước Công đồng Vatican II, linh mục đọc Phúc âm bằng tiếng Latinh, người giúp lễ thưa kinh bằng tiếng Latinh, nên giáo dân khó hiểu, rất khó “thông công". Có thể nói đó là một "thánh lễ ngoại". Trong quá trình thực hành “thánh lễ ngoại" khó hiểu với những qui định chặt chẽ ấy, tín đồ Công giáo Việt Nam vài nơi đã dần dần chuyển đổi, đọc bằng biểu cảm, đọc theo cung, theo giọng thể hiện tấm lòng, nỗi niềm buồn vui của mình đối với đấng tôn thờ. Cách đọc ấy còn được trống, phách, bát âm đưa rước phá đi cái niêm luật "ngoại" quy củ vốn có.

Những bài hát thánh kinh mượn nhạc Rôma đưa lời Việt vào, đã thay thế bằng lời Việt dựa trên những giai điệu, làn điệu dân ca Việt Nam để mọi người dễ thuộc, có thể cùng hát.

Trong thực hành nghi lễ Công giáo, một số xứ họ đạo đã tổ chức múa hát dâng hoa, tế hoa, tế giao thừa. Đó là sự tiếp biến nghi thức múa hát chầu Phật; chầu Thánh, là hình thức tế giao thừa nơi đình trung của người Việt. Vãn hoa được đặt lời thường là theo thể thơ lục bát, dựa trên những làn điệu dân ca như hát chèo, hát xoan, hát ả đào, trống quân, ví dặm, phường vải, nam ai, nam bằng, lý con sáo, lý cây bông... Động tác múa hoa cũng được biên đạo từ vũ điệu dân gian, tạo nên tính cộng đồng cố kết tâm linh theo nghi thức truyền thống người Việt. Thánh lễ đã đánh động tâm linh từng con người, bản sắc văn hoá dân tộc vọng đội trong họ để họ cảm nhận mình là người Việt, sống đạo Chúa.

Trong năm phụng vụ Công giáo, Tuần Thánh, nhiều nơi khi diễn sự tích Chúa Giêsu lập bí tích Thánh thể, Chúa Giêsu chịu nạn, được an táng và sau đó sống lại (phục sinh) đã được làm sống động thêm qua những lối diễn tả bằng ca, vè, vãn, kịch, tuồng... 

Thích ứng, hội nhập với văn hóa dân tộc, tạo ra những hình thức diễn xướng mới trong tuần Thánh, chính hình thức diễn xướng mới này đến lượt nó đóng góp vào văn hóa dân tộc Việt Nam.

Sống khu biệt trong các xứ, họ đạo - làng Công giáo với một tôn giáo khác biệt tạo cho cộng đồng giáo dân trở nên xa lạ với các cộng đồng khác xung quanh. Song, người Công giáo Việt Nam về mặt phi quan phương đã không chịu khoanh tay biến mình thành vật lạ. Ngày lễ thánh quan thày xứ, họ đạo tổ chức và mang nội dung của hội làng truyền thống. Ở đó có cờ hội (cờ ngũ sắc), kiệu vàng, nhạc nam, nghi trượng nam, trang phục nam chiếm ưu thế nổi trội.

Với những yếu tố nam (dân tộc) đậm nét, lễ hội Công giáo góp phần quan trọng giải yếu tố đơn nguyên Công giáo mà các giáo sĩ ngoại quốc ra sức duy trì Lễ hội Công giáo góp phần mở rộng không gian, thời gian thực và ảo cho mỗi tín đồ, mỗi cộng đoàn.

Lễ hội Công giáo, ở một số nơi đã mang được hầu hết các nội dung của một lễ hội truyền thống: Hát, hò, trò, tích. Ở đó có hát thánh ca, có múa võ, trắc, trống, dàn nhạc bát âm tấu những điệu hành vân, lưu thủy, tứ đại cảnh. Trong lễ hội và qua lễ hội với các hình thức diễn xướng đậm đà tính văn hóa dân tộc mà tâm hồn người Việt Nam Công giáo thực sự được giải thoát, siêu thoát, bay bổng, hòa đồng và thực sự được “nâng tâm hồn lên" cùng Thiên Chúa Ba Ngôi. Những hình thức sinh hoạt đậm đà yếu tố dân gian còn tạo nên tần số dễ dung cảm, cố kết cộng đồng, tạo sự giao hòa giữa cá thể cũng như cộng đồng dân Chúa với Thiên Chúa. Cộng đồng ấy qua lễ hội để biểu dương sức mạnh của mình, nhưng đó là một cộng đồng CHẶT và RẮN được đoàn ngũ hóa, được diễn ra theo một trật tự, một khuôn mẫu. Lễ hội là dịp người dân quê từ già đến trẻ quanh năm suốt tháng chỉ biết "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" được dịp thi thố tài năng, được thể hiện tài nghệ của mình trước cộng đồng.

Lễ hội Công giáo trở thành một bộ phận không thể thiếu của lễ hội truyền thống Việt Nam, làm phong phú thêm lễ hội truyền thống Việt Nam, nơi mà nó bắt nguồn, nó được nuôi dưỡng. Nếu như các cuộc đi kiệu của nhà thờ Công giáo châu Âu khi truyền vào Việt Nam được biến thành cuộc đi kiệu trong hội làng đượm sắc thái dân tộc thì một số hình thức đi kiệu như kiệu cầu bằng an và cầu được mùa khi thâm nhập vào Việt Nam đã mang những nội dung mới, trở thành lễ thức nông nghiệp của cư dân tròng lúa nước, mùa màng trông chờ vào thời tiết, hoặc được gắn với nghi lễ cầu ngư của cư dân làng Công giáo ven biển hay được biến thành lễ thánh hóa công ăn việc làm của cư dân thành thị.

Công giáo trước Công đòng Vatican II không chấp nhận thờ cúng tổ tiên. Song dưới các hình thức khác nhau nhiều giáo dân vẫn thực hiện nghi lễ này. Nếu xem thờ cúng tổ tiên bao hàm nghĩa rộng với thờ tổ nước, tổ làng, tổ nghề, thì người Công giáo Việt Nam đã có những hình thức tham dự khác nhau. Nhiều xứ đạo, làng Công giáo ở miền Bắc đã chuyển đổi thánh quan thày họ đạo thành ông tổ họ tộc. Ngày kỷ niệm thánh quan thày họ đạo được xem là ngày giỗ họ tộc của tất cả các cư dân chung sống trong họ đạo dù họ mang những họ tộc khác nhau.

Việc thay thế này là một sự chuyển đổi về nội dung, giúp cho những tín đồ Công giáo được khỏa lấp phần nào sự thiếu hụt tâm linh về tông tộc, nguồn gốc. Ở nhiều làng quê, xứ đạo giáo dân vẫn tham dự các nghi thức tưởng niệm những người có công mở đất, lập làng (miền Trung gọi là khai canh, khai khẩn). Việc làm trên không chỉ để tỏ lòng uống nước nhớ nguồn, mà còn thể hiện sự đa phức trong tâm linh người Việt, dù họ là tín đồ Công giáo - một tôn giáo độc thần.

Niềm tin của tín đồ Công giáo Việt Nam ngoài việc hướng về Thiên Chúa (niềm tin chủ đạo), còn hướng về đức Maria về các vị thánh với những chức năng khác nhau. Đức Maria được quan niệm là Mẩu, Thánh Mẫu để cầu xin sự che chở, ban ơn, sinh sôi, nẩy nở. Thánh An Tôn là ông thánh cứu giúp người nghèo, Thánh Mactin chuyên về bắt trộm cưóp, còn thánh Rôcô thì quan phòng việc chữa bệnh tật, dịch hạch. Người Việt còn cầu xin các vị thánh, những vị thần linh ngoài Kitô giáo để cầu xin.

Lối sống đạo của giáo dân Việt Nam cũng bị chi phối sâu sắc bởi văn hóa Việt Nam. Dù sống trong cộng đồng tách biệt, dù bị bọn xấu lợi dụng sự khác biệt về niềm tin tôn giáo để hòng chia rẽ, nhưng từ lâu người Công giáo duy trì sự đoàn kết với những người khác đạo. Đoàn kết lương - giáo được thể hiện rõ nét trong khoán ước xã La Tinh, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức xưa được ghi: "Hai bên lương, giáo cùng một làng, có thể cùng dòng họ, phải biết sống với nhau có lý, có tình, nên phải thống nhất với nhau cùng một thể lệ, tôn trọng với nhau, những thể lệ riêng tư, không nên tranh chấp làm phiền nhau, mà nên theo lệ trong tờ khoán".

Tinh thần đoàn kết lương, giáo được thể hiện trong nhiều việc làm cụ thể được sử sách ghi lại, như làng giáo góp tiền sửa chữa chùa cho làng lương, ngược lại làng lương góp tiền xây nhà thờ cho làng giáo... Sau Công đồng Vatican II, vấn đề đoàn kết lưong giáo càng được tăng cường đẩy mạnh.

Cùng với quá trình hình thành nghi lễ trong văn hóa Việt Nam, một lối sống Công giáo được hình thành, một mặt, dựa trên nền tảng của kinh thánh, của triết lý Công giáo, giáo luật, giới răn, mặt khác, còn bị chi phối bởi lối sống, phong tục tập quán và tâm linh tôn giáo - văn hóa truyền thống của người Việt. Công giáo coi trọng và luôn chăm lo củng cố gia đình. Gia đình được xem là hội thánh tại gia. Hôn nhân một vợ một chồng nâng lên thành bí tích của Công giáo là một trong những biện pháp thiết thực bảo vệ gia đình Công giáo được yên ổn và bền vững.

Hương ước, tập tục làng Công giáo vẫn được duy trì phong hóa, tập tục tốt đẹp của người Việt. Kẻ ăn trộm, ăn cắp, ngoại tình, đánh đập vợ con, đối xử bạc bẽo với bố mẹ già đều bị phê phán. Những phong tục tốt đẹp của người Việt như kính già, yêu trẻ, tục mừng thọ được làng giáo duy trì phát huy.

Từ sau Thư chung 1980, với đường hướng "sống Phúc âm giữa lòng dân tộc", trong điều kiện của một đất nước đổi mới toàn diện, những giá trị tốt đẹp mà Công giáo Việt Nam hun đúc trên lĩnh vực hội nhập, trong đó có nghi lễ và lối sống đang ngày càng được phát huy. Bởi vì vấn đề hội nhập mới chỉ là bắt đầu và đó là công việc phải tiến hành liên tục.

Đáng tiếc những giá trị văn hóa đã nói ở trên chưa được "hội nhập rộng rãi" trong từng xứ đạo để song hành với chủ trương xây dựng nông thôn mới, làng văn hóa mới của nhà nước. Đừng để văn hóa Công giáo cô lập trong lòng dân tộc.

No comments: