2015/10/29

CAMPUCHIA: QUÂN ĐỘI ỦNG HỘ CHÍNH PHỦ VÀ TƯƠNG LAI CỦA CNRP?

Trong quá khứ, đã có ít 01 lần đất nước Campuchia phải hứng chịu họa diệt vong bởi một cuộc nội chiến "huynh đệ tương tàn" như đã từng xảy ra dưới thời trị vì của Chủ nghĩa Pol Pot. Chính vì vậy, hơn ai hết người dân, đặc biệt là những người đã từng chứng kiến sự tàn bạo, đẫm máu trong giai đoạn này hiểu hơn ai hết giá trị của sự hòa bình, đoàn kết toàn dân tộc đang có được và sẽ không có bất cứ lí do gì để thêm một lần tái diễn những điều tương tự. 


Thực tế những gì xảy ra trên chính trường Campuchia thời gian gần đây có vẻ như không đi đúng cái quỹ đạo mà Chính phủ, người dân nước này mong muốn và có thời điểm Campuchia đã đứng bên bờ của một cuộc nội chiến thứ hai trong lịch sử mà nguyên nhân không ngoài sự nổi lên của CNRP với những hành động kích động chủ nghĩa dân tộc cực hữu trong nước và tẩy chay Chính phủ đương nhiệm do Thủ tướng Hun Sen đứng đầu. Tuy nhiên, điều đáng nói là không phải ai trong số các chính khách, đại bộ phận người dân Campuchia thấy rõ được điều này. Và đó cũng là lí do căn bản nhất lí giải tại sao trong cuộc chiến ngăn chặn sự bành trướng, các mối nguy từ CNRP thì Chính phủ Campuchia có vẻ hơi đơn độc và kết quả đạt được thực sự chưa được nhiều như kỳ vọng. 

Đặc biệt, trong một vài thời điểm, nhất là khi CNRP liên tục phát động các cuộc biểu tình nhắm vào Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen với cáo buộc "đi đêm với Hà Nội (Việt Nam) trong vấn đề phân định, cắm mốc biên giới trên đất liền thì để ổn định tình hình, tạo tiền đề cho hoạt động đối phó được thuận lợi, Chính phủ đã phải nhún nhường thay vì có những động thái mạnh mẽ. CNRP cũng vì thế mà đã có được những thứ mà lẽ ra với một Chính đảng mới chân ướt, chân ráo, mới thành lập sẽ khó lòng có được như tiến tới thỏa thuận với chính đảng cầm quyền CPP về một số nguyên tắc, vấn đề có tính cốt lõi trong kỳ bầu cử vào năm 2018 tới. Số thành viên CNRP trong Quốc hội cũng tăng lên đáng kể sau sự nhượng bộ có chủ ý của CPP cầm quyền. 

Và sau rất nhiều sự nhượng bộ như thế, rất nhiều ý kiến người dân đã tỏ ra nghi ngại về sức mạnh thực sự của CPP mà rõ ràng nhất là sự lãnh đạo của Thủ tướng Hun Sen. Điều này tiếp tục được giữ nguyên mặc cho Chính phủ của thủ tướng Hun Sen sau những nhân nhượng đã có được những động thái mạnh tay như trường hợp bắt thượng nghị sỹ Đảng CNRP Hong Sok Hour với cáo buộc là giả mạo hiệp ước biên giới với Việt Nam lên mạng xã hội.... Tuy nhiên, có vẻ như Chính phủ Campuchia đã rất có lí khi kiên nhẫn chờ đợi và họ đã cho thấy "sự nhún nhường CNRP" nằm trong Kế hoạch hạ bệ chính đảng này chứ không phải họ sợ CNRP như người ta vẫn lầm tưởng. 

Bằng chứng rõ ràng và thuyết phục nhất là việc Chính phủ Campuchia cho công bố đoạn phim kéo dài 30 phút đã được lên sóng truyền hình quốc gia Campuchia BTV hôm 5/4/2015 với mục đích tố cáo âm mưu đảo chính và kêu gọi tòa án "mở một cuộc điều tra" với phó Chủ tịch đảng Cứu quốc (CNRP) đối lập Kem Sokha. Nghĩa là thay vì có những động thái được cái trước mắt (ra tay trấn áp các phần tử chống đối từ CNRP) thì Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen đã kiên nhẫn chỉ cho người dân bản chất của những kẻ mà một bộ phận người dân đã trao gửi lòng tin. Và trong một động thái mới đây nhất thì hàng nghìn người dân Campuchia đã yêu cầu hối thúc Quốc hội Campuchia bỏ phiếu cách chức Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội nước này, ông Kem Sokha - người hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập hôm 26/10. Một điều hết sức đặc biệt là mặc dù đã giữ một khoảng cách cần thiết, không ủng hộ hay thiên vị ai giữa hai chính đảng là CNRP hay CPP để đảm bảo đoàn kết nội bộ song mới đây nhất một vị Đại tướng thuộc Quân đội Campuchia (Phó Tổng tư lệnh RCAF) đã lên tiếng kêu gọi cắt chức Kem Sokha; hoạt động này cũng đã được sự hưởng ứng của rất nhiều binh sỹ trong Quân đội nước này. 
Các binh sĩ Campuchia giăng biểu ngữ đòi Kem Sokha từ chức. Ảnh: Cambodia Daily

Mặc dù đến thời điểm hiện tại, chúng ta chưa thể nói gì về tương lai của CNRP bởi việc Kem Sokha bị cắt chức Phó Chủ tịch Quốc hội thì vẫn không ảnh hưởng quá nhiều tới sức mạnh, tầm ảnh hưởng của CNRP. Vậy nhưng, có một thực tế cho thấy CNRP sẽ khó lòng tìm lại được những giai đoạn được cho là 'hưng thịnh" nhất như giai đoạn cuối năm 2014 đầu năm 2015. Quân đội một khi đã lên tiếng ủng hộ Chính phủ và đảng cầm quyền CPP thì đương nhiên họ cũng sẽ không ngần ngại ra tay trong trường hợp có các cuộc biểu tình nổ ra.

Nói tóm lại, một tương lai u ám đang chờ đợi CNRP ở phía trước bắt đầu từ thời khắc này.
An Chiến

No comments: