Chiềng Chạ
Chân dung Nguyễn Lân Thắng (Nguồn: Internet)
Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Nguyễn Lân Thắng là "đứa con lạc loài" trong dòng họ danh giá Nguyễn Lân. Tất cả đều có cái cớ, có nguồn gốc, nguyên nhân của nó. Và status (trạng thái) mới đây nhất của Nguyễn Lân Thắng đã tiếp tục tự minh chứng cho cụm từ "đứa con lạc loài" của dòng họ danh giá Nguyễn Lân và là kẻ núp bóng "đấu tranh" nhưng để kiểm các khoản lợi nhuận nhờ "năng khiếu" chém gió của mình.
Theo số liệu chứng minh từ khoa học, con người thường có 15 phút đầu óc không được bình thường. Phải chăng, Nguyễn Lân Thắng viết status dưới đây trong trạng thái không được bình thường như vậy? Y viết:
"Tôi chả hiểu sao mấy hôm nay các ông nhà thơ, nhà văn cứ thích cãi nhau chuyện trộm cướp thơ văn... Thế các ông viết thơ văn để than thở chuyện đất nước này bị cướp cho thiên hạ thức tỉnh, hay là thơ văn của các ông để khẳng định với thiên hạ cái bút của các ông to nhất trên đời này..."
"Các ông nhà thơ, nhà văn" mà Nguyễn Lân Thắng nhắc đến là việc ông Nguyễn Xuân Phúc cuối tháng 9/2015 vừa qua lên tiếng nhận bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" là của ông Phúc trên mạng xã hội facebook. Việc này đồng nghĩa với việc nếu thật sự như lời ông Phúc nhận thì nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai không phải là tác giả của bài thơ ấy như từ khi bài thơ được công bố năm 2011 đến nay với tên tác giả là bà Quế Mai.
Trong bài viết của Ngô Xuân Phúc trên facebook dưới dạng "Thư ngỏ" gửi cho tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, Phúc xác nhận mình đã làm bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" vào năm 2008. Lúc ấy, Ngô Xuân Phúc đang ở trong quân đội, đơn vị đóng ở Hà Tây (Hà Nội). Theo Ngô Xuân Phúc, bài thơ được anh chia sẻ trên blog cá nhân, trên trang mạng My Space và một số trang khác… Năm 2009, Ngô Xuân Phúc chuyển công tác về Nghệ An rồi phục viên. Năm 2013, tình cờ Ngô Xuân Phúc nghe được ca khúc phổ thơ "Tổ quốc gọi tên mình" trong một chương trình ca nhạc và bắt đầu tìm kiếm thông tin. Và sau đó, mãi đến cuối năm 2014, Ngô Xuân Phúc mới đọc được loạt bài giới thiệu tác giả là Nguyễn Phan Quế Mai.
Còn về phía bà Nguyễn Phan Quế Mai, bà cho rằng, việc ông Ngô Xuân Phúc tự nhận mình là tác giả bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" là xúc phạm danh dự, nhân phậm của bà. Bà cũng nói sẽ khởi kiện ông Ngô Xuân Phúc trước ngày 10/10/2015 nếu ông Phúc không gửi lời xin lỗi và cải chính. Tuy nhiên, đã qua thời hạn nhưng ông Ngô Xuân Phúc mặc dù không đưa ra được thêm chứng cứ nào minh chứng nhưng cũng không thấy ông xin lỗi bà Nguyễn Phan Quế Mai.
Đối với các nhà thơ, nhà văn thì mỗi bài thơ, mỗi tác phẩm của mình được xem như là "con đẻ", được "thai nghén" cho đến khi hoàn thành là mồ hôi, công sức. Vì vậy, việc lên tiếng cho tác quyền của "con đẻ" của mình cũng là việc hiển nhiên, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của họ. Nhưng đối với mồm miệng của "đứa con lạc loài" Nguyễn Lân Thắng "chả hiểu sao" và gọi đó là "thích cãi nhau"? "Cái bút" đối với nhà thơ, nhà văn là phương tiện, nó quan trọng và trở thành một phần không thể thiếu để hoàn thành tác phẩm của mình trước khi đến với công chúng. Nó không phải là "to nhất trên đời này" như Nguyễn Lân Thắng cố tình lèo lái câu chuyện sang hướng khác nhưng nó cũng góp phần quan trọng vào việc định hướng, góp nhụy cho đời sống thêm tươi đẹp hơn.
Không thể phủ nhận vai trò của các nhà văn, nhà thơ, dù ở trong thời đại nào. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng có câu thơ nói về vai trò quan trọng của các "chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng" như: "Chở bao nhiêu đạo, thuyền không thẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Nhà văn, nhà thơ phản ánh hiện thực xã hội qua câu thơ, qua các tác phẩm văn học. Dùng "cái bút" để "đâm mấy thằng gian", các nhà thơ, nhà văn góp phần làm trong sạch xã hội, đưa các nhân vật phản diện, các nhân vật điển hình cho một xã hội điển hình vào tác phẩm của mình để công chúng cảm nhận hiện thực như thế nào.
Khi nói "thơ văn của các ông để khẳng định với thiên hạ cái bút của các ông to nhất trên đời này" của Nguyễn Lân Thắng là câu nói xúc phạm đến lòng tự trọng của các nhà thơ, nhà văn khi cầm bút. Không phải ai cũng làm được thơ, ai cũng viết được truyện ngắn, tiểu thuyết mà các nhà thơ, nhà văn sinh ra như để dành cho các bài thơ, các tập truyện ngắn hay tiểu thuyết. Năng khiếu viết có sẵn, phải đi cùng với trái tim biết đập cùng nhịp đập của hơi thở cuộc sống, cái đầu lúc tỉnh táo, lúc phiêu du với con chữ, những vần từ bay bổng...thì mới tạo nên chất xúc tác cho các "con đẻ" là bài thơ, là truyện ngắn, là tiểu thuyết của các nhà thơ, nhà văn. "Cái bút" mà Nguyễn Lân Thắng nói, quả thực đúng là "to nhất" đối với những nhà thơ, nhà văn chân chính. Vì qua "cái bút" đấy, họ mới truyền tải được những gì họ muốn phản ánh, muốn nói lên tâm tư, nguyện vọng của bao người về cuộc sống đời thường, về những trăn trở của xã hội..."Cái bút" gắn liền với họ, là thứ quan trọng nhất của họ.
Nhưng "cái bút" của họ không phải là "to nhất trên đời này" như Nguyễn Lân Thắng ám chỉ. Luận điệu của Nguyễn Lân Thắng muốn ám chỉ những nhà thơ, nhà văn đã từng dùng "cái bút" để lên án những thói hư, tật xấu, những mặt trái, bản chất ở đằng sau gương mặt giả danh trí thức những kẻ như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Công Định... Vì thế, sẵn máu thâm thù, hằn học và vừa lợi dụng vụ tranh chấp bản quyền bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" giữa Ngô Xuân Phúc và đương tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, Nguyễn Lân Thắng phiếm chỉ và xúc phạm tới lòng tự trọng của các nhà thơ, nhà văn. Với lời lẽ điêu ngoa sẵn có, giọng điệu lấp liếm, chơi trò đánh lận con đen, Nguyễn Lân Thắng đang cố chứng tỏ cho đồng bọn biết đến mình như một kẻ "nhạc gì cũng nhảy" nhưng thực chất là trò "thùng rỗng kêu to" của "đứa con lạc loài" dòng họ Nguyễn Lân mà thôi.
Chuyện tranh cãi việc bản quyền về "con đẻ" của mình là lẽ đương nhiên, vì đó là sản phẩm của bao mồ hôi, công sức của tác giả thì công chúng mới được đón nhận một sản phẩm chất lượng như vậy. Việc tìm ra tác giả thật sự của một bài thơ, đặc biệt là bài thơ nổi tiếng như "Tổ quốc gọi tên mình" cũng là việc tôn trọng, tri ân và tôn vinh tới họ - những người có công việc "cầm bút" thầm lặng. Chỉ có những kẻ như Nguyễn Lân Thắng chuyên xuyên tạc, bịa đặt các thông tin quen tay, quen mắt nên mới cho rằng, việc "cãi nhau chuyện trộm cắp thơ văn" thành ra "chả hiểu sao". Có lẽ rằng, đối với "đứa con lạc loài" Nguyễn Lân Thắng, việc "trộm cắp thơ văn" thì không nên "cãi nhau" mà cứ vô tư dùng vì không mấy quan trọng.
Khi nói "thơ văn của các ông để khẳng định với thiên hạ cái bút của các ông to nhất trên đời này" của Nguyễn Lân Thắng là câu nói xúc phạm đến lòng tự trọng của các nhà thơ, nhà văn khi cầm bút. Không phải ai cũng làm được thơ, ai cũng viết được truyện ngắn, tiểu thuyết mà các nhà thơ, nhà văn sinh ra như để dành cho các bài thơ, các tập truyện ngắn hay tiểu thuyết. Năng khiếu viết có sẵn, phải đi cùng với trái tim biết đập cùng nhịp đập của hơi thở cuộc sống, cái đầu lúc tỉnh táo, lúc phiêu du với con chữ, những vần từ bay bổng...thì mới tạo nên chất xúc tác cho các "con đẻ" là bài thơ, là truyện ngắn, là tiểu thuyết của các nhà thơ, nhà văn. "Cái bút" mà Nguyễn Lân Thắng nói, quả thực đúng là "to nhất" đối với những nhà thơ, nhà văn chân chính. Vì qua "cái bút" đấy, họ mới truyền tải được những gì họ muốn phản ánh, muốn nói lên tâm tư, nguyện vọng của bao người về cuộc sống đời thường, về những trăn trở của xã hội..."Cái bút" gắn liền với họ, là thứ quan trọng nhất của họ.
Nhưng "cái bút" của họ không phải là "to nhất trên đời này" như Nguyễn Lân Thắng ám chỉ. Luận điệu của Nguyễn Lân Thắng muốn ám chỉ những nhà thơ, nhà văn đã từng dùng "cái bút" để lên án những thói hư, tật xấu, những mặt trái, bản chất ở đằng sau gương mặt giả danh trí thức những kẻ như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Công Định... Vì thế, sẵn máu thâm thù, hằn học và vừa lợi dụng vụ tranh chấp bản quyền bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" giữa Ngô Xuân Phúc và đương tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, Nguyễn Lân Thắng phiếm chỉ và xúc phạm tới lòng tự trọng của các nhà thơ, nhà văn. Với lời lẽ điêu ngoa sẵn có, giọng điệu lấp liếm, chơi trò đánh lận con đen, Nguyễn Lân Thắng đang cố chứng tỏ cho đồng bọn biết đến mình như một kẻ "nhạc gì cũng nhảy" nhưng thực chất là trò "thùng rỗng kêu to" của "đứa con lạc loài" dòng họ Nguyễn Lân mà thôi.
Chuyện tranh cãi việc bản quyền về "con đẻ" của mình là lẽ đương nhiên, vì đó là sản phẩm của bao mồ hôi, công sức của tác giả thì công chúng mới được đón nhận một sản phẩm chất lượng như vậy. Việc tìm ra tác giả thật sự của một bài thơ, đặc biệt là bài thơ nổi tiếng như "Tổ quốc gọi tên mình" cũng là việc tôn trọng, tri ân và tôn vinh tới họ - những người có công việc "cầm bút" thầm lặng. Chỉ có những kẻ như Nguyễn Lân Thắng chuyên xuyên tạc, bịa đặt các thông tin quen tay, quen mắt nên mới cho rằng, việc "cãi nhau chuyện trộm cắp thơ văn" thành ra "chả hiểu sao". Có lẽ rằng, đối với "đứa con lạc loài" Nguyễn Lân Thắng, việc "trộm cắp thơ văn" thì không nên "cãi nhau" mà cứ vô tư dùng vì không mấy quan trọng.
No comments:
Post a Comment