Chiềng Chạ
Chân dung Trương Duy Nhất (Nguồn: Internet).
Trương Duy Nhất từng là một nhà báo nhưng nếu ai chịu khó theo dõi cách làm báo của người đã từng lĩnh án 02 năm với hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự thì thấy nó vừa thiếu chuyên nghiệp lại kém bền vững.
Sau khi tốt nghiệp khoa văn của trường Đại học Tổng hợp Huế niên khóa 1983 - 1987, Trương Duy Nhất về đầu quân cho Báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trong thời gian 08 năm mà không để lại bất cứ một dấu ấn nào. Từ năm 1995 đến 2011, ông là phóng viên báo Đại Đoàn kết, văn phòng miền Trung song ở giai đoạn này cũng không khác là mấy so với thời kỳ ông này công tác ở báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Có chăng, điều mà Nhất để lại ấn tượng trong đồng nghiệp ở hai cơ quan báo chí đóng chân tại TP Đà Nẵng là cái tên gọi và một cá tính thích làm chuyện ngược đời, chưa ai từng làm và cũng chính bởi cái cá tính khác người, dị biệt này đã rất nhiều lần Nhất làm khổ chính đồng nghiệp và Ban Biên tập Tòa soạn.
Nghiệp báo của Nhất chính thức kết thúc vào năm 2010 nhưng đến tận năm 2011 Nhất mới chính thức thôi việc theo một quyết định của báo Đại Đoàn kết trụ sở Đà Nẵng. Sau khi thôi việc tại Báo Đại Đoàn kết Nhất đã "toàn tâm, toàn ý" viết blog, sắm cho mình cái danh phận Blogger và blog "Trương Duy Nhất/ Một góc nhìn khác" cũng được ra đời trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, cái gì đến đã đến, 03 năm sau khi không hành nghề báo chí, "ngày 26/05/2013, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an cùng với Công an Đà Nẵng đã tiến hành bắt khẩn cấp đối với ông Trương Duy Nhất. Chiều cùng ngày ông Nhất bị di lý ra Hà Nội để phục vụ điều tra về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự".
Nói như thế để thấy rằng, dù cho nghiệp báo không đem đến cho Trương Duy Nhất sự nổi tiếng, tiền bạc nhưng ít nhất nó cũng đã cho Nhất làm một con người chân chính và quan trọng hơn cả, nó còn cho Nhất sự thanh thản của một con người không bị ám ảnh bởi tội lỗi do chính mình gây nên.
Trương Duy Nhất hiện tại đã ra tù và với một người gần bước qua tuổi 51 thì cơ hội làm lại sự nghiệp từ đầu không phải là đã quá hết. Nhưng, ở đây chỉ xin khẳng định rằng Nhất chỉ có thể lập nghiệp, làm lại từ đầu bằng một nghề nghiệp chứ không phải là nghiệp báo như Nhất vẫn từng làm và được đánh giá là điểm nổi trội nhất ở con người này. Về lí do thì xin được nói luôn: Trong phần lí giải "nguyên nhân khiến một vị LS có thể xem là tài năng như ông Đôn vẫn nghèo lại hoàn nghèo?" blogger Người con đất mẹ có đoạn viết:
"Nổi đình, nổi đám và nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ từ cộng đồng luật sư từ vụ bào chữa cho bị hại trong vụ Ngô Thanh Kiều và như nhận định của nhiều người thì đó là "vốn" lớn đối với LS Đôn" không chỉ trong việc cải thiện thu nhập mà cả đường tiến thân. Rất nhiều luật sư đã ngỏ lời đề nghị LS Đôn cộng tác hoặc nếu không cộng tác họ sẽ giới thiệu để giúp luật sư Đôn và gia đình đảm bảo được cuộc sống. Vậy nhưng, khi mà tất cả đang tiến triển theo chiều hướng thuận lợi, LS Đôn cũng đã bước đầu nhận được những thành ý đầu tiên từ giới luật sư thì không hiểu vì lí do gì mà "khi đưa ra nhận định về nghề luật sư và giới luật sư Việt Nam, LS Đôn đã hoàn toàn phủ nhận nghề luật sư và đạo đức nghề nghiệp của các luật sư đồng nghiệp" (theo facebook Nhan Thanh)".
Cái sai lầm lớn nhất của Võ An Đôn dẫn tới việc bị đồng nghiệp tẩy chay, xa lánh không vì những lí do kiểu trời ơi như năng lực kém hoặc kém thu hút....vân vân và vân vân. Đôn không chỉ một lần đưa ra nhận định có ý nghĩa tấn công và phủ nhận cái gọi là "đạo đức nghề nghiệp của các luật sư đồng nghiệp", bài viết mới đây nhất của Đôn đăng trên FB cá nhân "TẠI SAO TÔI KHÔNG CHẠY ÁN ĐỂ LÀM GIÀU?" một lần nữa cho thấy dù mang danh là Luật sư nhưng đáng buồn nhất là việc Đôn đã không thuộc về cái cộng đồng đó. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà lịch sử loài người lại tôn thờ và cổ súy cho chủ nghĩa cộng đồng bởi cộng đồng có thể nâng cao giá trị, thúc đẩy giá trị của cá nhân đó nhưng cũng có thể chính nó sẽ biến một con người dù giỏi đến thế nào, kiệt xuất như thế nào trở nên vô thừa nhận!
Xin trở lại với Trương Duy Nhất. Trong một bài trả lời phỏng vấn BBC hôm 14/10 liên quan vụ thiếu niên Đỗ Đăng Dư tử vong trong khi bị tạm giam, Nhất nói:
Xin trở lại với Trương Duy Nhất. Trong một bài trả lời phỏng vấn BBC hôm 14/10 liên quan vụ thiếu niên Đỗ Đăng Dư tử vong trong khi bị tạm giam, Nhất nói:
“Tôi thấy lạ là các báo trong nước đưa tin về vụ Đỗ Đăng Dư mà không có điều tra riêng của họ.
"Gần như tờ báo nào cũng đưa tin giống nhau đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Theo tôi hiểu, đó là cách đưa tin theo văn bản do cơ quan điều tra cung cấp”.
Ông Nhất nói thêm: “Làm báo mà không điều tra riêng mà chỉ đưa tin theo công an thì chẳng ra làm sao cả. Lỡ cơ quan điều tra sai thì sao? Làm báo theo lối đó là kém tự trọng và thiếu liêm sỉ".
Tin chắc rằng khi đọc xong mấy lời Nhất nói thì có người đã không cần quá nhiều thời gian ngẫm nghĩ để đi đến tán dương Nhất. Mọi sự bị động, quá trông chờ vào một cái gì đó luôn là cơ chế sản sinh ra những hệ lụy xấu. Tôi hoàn toàn đồng ý rằng trách nhiệm của đội ngũ báo chí không chỉ là phản ánh lại nguyên xi những điều người ta nói, cung cấp, với chức năng định hướng dư luận, làm cầu nối để độc giả công chúng hiểu rõ, hiểu đúng bản chất vấn đề thì việc tự điều tra, xác minh sự việc một cách độc lập là điều mà xã hội cần ở báo chí. Và có như vậy thì báo chí mới thoát khỏi chính cái bóng của mình và thể hiện rõ vai trò của mình trong xã hội bùng nổ thông tin này.
Vậy nhưng, ở đây người viết xin được lật lại vấn đề để thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà sau sự việc đáng tiếc và đau lòng liên quan em Đỗ Đăng Dư, đồng loạt các cơ quan báo chí trong nước "đưa tin theo văn bản do cơ quan điều tra cung cấp”. Nếu ai theo dõi câu chuyện từ đầu hẳn đều biết, sự việc diễn ra với em Đỗ Đăng Dư là quá nhanh và đương nhiên nó đã khiến cho đội ngũ nhà báo trở tay không kịp. Đáng nói hơn, trong khi báo chí chính thống đang trong quá trình tìm hiểu, đăng tải sự việc một cách công khai, chuẩn xác nhất thì lại xuất hiện một đám người mà mục đích và cách họ xuất hiện để thông tin về sự việc không vì sự thật, không vì bản chất của vấn đề. Rất nhiều thông tin về vụ việc đã được đăng tải trên phông nền của sự luận suy mang ý nghĩa cảm tính và chủ quan.
Chủ thể phát ngôn, cung cấp thông tin về vụ việc duy nhất có thể tin tưởng được không ngoài cơ quan điều tra. Và cũng xin lưu ý rằng, trước sự việc có liên quan Công an nên việc giám định pháp y để tìm nguyên nhân dẫn đến cái chết của em Đỗ Đăng Dư đã được thực hiện ở Viện pháp y Quân đội thay vì thực hiện tại Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an. Vậy nên, trong khái niệm cơ quan Điều tra ở đây không phải chỉ có mỗi cơ quan điều tra trong Công an nhân dân. Tính khách quan ở đây vì thế càng trở nên vững chắc hơn. Chính vì vậy, để tránh hỗn loạn thông tin thì việc lấy thông tin từ một chủ thể để đăng tải thông tin là một việc làm hết sức bình thường nếu không nói là đáng làm ngay.
Chưa hết, không phải báo chí cứ thông tin về một vụ việc thì cứ y như rằng bản chất vụ việc đó sẽ đóng đinh tại đó, nghĩa là không có sự bất biến, đổi thay nào. Xin thưa rằng, dù đã đăng tải sự việc hôm nay như thế này nhưng nếu ngày mai hoặc ngày kia xuất hiện những tình tiết có ý nghĩa đảo ngược bản chất sự việc thì hoàn toàn có thể đính chính và thay đổi thông tin. Tính tương đối trong thông tin báo chí được nói đến là vì thế.
........................................................
Như thế, có thể đây là một tín hiệu chứng tỏ rằng Nhất sẽ quay lại nghiệp báo thay vì quay lại nghiệp "blogger" đầy may rủi và khổ đau kia. Vậy nhưng, với việc phát biểu "Làm báo theo lối đó là kém tự trọng và thiếu liêm sỉ" nhằm vào cả làng báo Việt thì thử hỏi rằng sẽ có ai dám chơi cùng Nhất, dám giúp đỡ Nhất? Sự tự trọng và liêm sỷ thì bất cứ nghề nào, ai cũng cần song khi Nhất đã tước bỏ bởi hai từ "kém" và "thiếu" thì có vẻ như Nhất đã không còn cơ hội để quay lại nghề cũ. Có chăng, Nhất chỉ có thể làm báo theo cái cách mà Huỳnh Ngọc Chênh hay Phạm Chí Dũng đang thực hiện: "Nhà báo tự do".
Vậy nhưng, ở đây người viết xin được lật lại vấn đề để thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà sau sự việc đáng tiếc và đau lòng liên quan em Đỗ Đăng Dư, đồng loạt các cơ quan báo chí trong nước "đưa tin theo văn bản do cơ quan điều tra cung cấp”. Nếu ai theo dõi câu chuyện từ đầu hẳn đều biết, sự việc diễn ra với em Đỗ Đăng Dư là quá nhanh và đương nhiên nó đã khiến cho đội ngũ nhà báo trở tay không kịp. Đáng nói hơn, trong khi báo chí chính thống đang trong quá trình tìm hiểu, đăng tải sự việc một cách công khai, chuẩn xác nhất thì lại xuất hiện một đám người mà mục đích và cách họ xuất hiện để thông tin về sự việc không vì sự thật, không vì bản chất của vấn đề. Rất nhiều thông tin về vụ việc đã được đăng tải trên phông nền của sự luận suy mang ý nghĩa cảm tính và chủ quan.
Chủ thể phát ngôn, cung cấp thông tin về vụ việc duy nhất có thể tin tưởng được không ngoài cơ quan điều tra. Và cũng xin lưu ý rằng, trước sự việc có liên quan Công an nên việc giám định pháp y để tìm nguyên nhân dẫn đến cái chết của em Đỗ Đăng Dư đã được thực hiện ở Viện pháp y Quân đội thay vì thực hiện tại Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an. Vậy nên, trong khái niệm cơ quan Điều tra ở đây không phải chỉ có mỗi cơ quan điều tra trong Công an nhân dân. Tính khách quan ở đây vì thế càng trở nên vững chắc hơn. Chính vì vậy, để tránh hỗn loạn thông tin thì việc lấy thông tin từ một chủ thể để đăng tải thông tin là một việc làm hết sức bình thường nếu không nói là đáng làm ngay.
Chưa hết, không phải báo chí cứ thông tin về một vụ việc thì cứ y như rằng bản chất vụ việc đó sẽ đóng đinh tại đó, nghĩa là không có sự bất biến, đổi thay nào. Xin thưa rằng, dù đã đăng tải sự việc hôm nay như thế này nhưng nếu ngày mai hoặc ngày kia xuất hiện những tình tiết có ý nghĩa đảo ngược bản chất sự việc thì hoàn toàn có thể đính chính và thay đổi thông tin. Tính tương đối trong thông tin báo chí được nói đến là vì thế.
........................................................
Như thế, có thể đây là một tín hiệu chứng tỏ rằng Nhất sẽ quay lại nghiệp báo thay vì quay lại nghiệp "blogger" đầy may rủi và khổ đau kia. Vậy nhưng, với việc phát biểu "Làm báo theo lối đó là kém tự trọng và thiếu liêm sỉ" nhằm vào cả làng báo Việt thì thử hỏi rằng sẽ có ai dám chơi cùng Nhất, dám giúp đỡ Nhất? Sự tự trọng và liêm sỷ thì bất cứ nghề nào, ai cũng cần song khi Nhất đã tước bỏ bởi hai từ "kém" và "thiếu" thì có vẻ như Nhất đã không còn cơ hội để quay lại nghề cũ. Có chăng, Nhất chỉ có thể làm báo theo cái cách mà Huỳnh Ngọc Chênh hay Phạm Chí Dũng đang thực hiện: "Nhà báo tự do".
No comments:
Post a Comment