Tại buổi họp báo công tác tư pháp quý III năm 2015 sáng ngày 16/10, Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục bồi thường Nhà nước, Bộ Tư pháp cho biết, Tòa án Cấp cao đã giải quyết bồi thường hơn 7,2 tỷ đồng cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
Ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục bồi thường Nhà nước thông tin với báo chí về công tác bồi thường nhà nước. Ảnh: Thảo Nguyên
Gây ra thiệt hại rồi lại giải quyết bồi thường nên chậm
Lý giải nguyên nhân vì sao số vụ việc đã giải quyết xong thấp hơn nhiều so với năm 2014, ông Nguyễn Văn Bốn cho biết, do nhận thức của một số bộ phận cán bộ chưa đánh giá đúng tầm quan trọng ý nghĩa của công tác bồi thường nhà nước. Khi có vụ việc xảy ra, lãnh đạo một số cơ quan chưa quan tâm tâm đúng mức để xử lý.
Đội ngũ tham mưu giải quyết bồi thường nhà nước đều là kiêm nhiệm nên công tác này có hạn chế nhất định. Hơn nữa, các vụ việc liên quan đến bồi thường nhà nước thường rất phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều các cơ quan, nhất là các cơ quan tố tụng. Số tiền bồi thường người thiệt hại đưa ra thường rất lớn, nên mất rất nhiều thời gian thương lượng, xác minh, xem xét nên ảnh hưởng đến quá trình giải quyết.
Theo ông Bốn, nguyên nhân đặc biệt là do những bất cập từ quy định của Luật bồi thường nhà nước hiện này. Cơ quan gây ra thiệt hại lại là cơ quan trực tiếp giải quyết bồi thường. Trình tự, thủ tục còn nhiều bất cập.
Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý không trái Luật
Trả lời báo chí liên quan đến thông tin cho rằng, Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025 do Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành có một số quy định không phù hợp với Luật Trợ giúp pháp lý, đại diện Bộ Tư pháp cho biết, Bộ đã thành lập Tổ để rà soát lại tất cả các quy định. Bộ khẳng định rằng, không có quy định nào trong đề án trái với Luật Trợ giúp pháp lý.
Điểm mới của Đề án là đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp pháp lý, thu hút luật dư tham gia. Mới đây, Chính phủ đã ban hành nghị định, trong đó đã quy định, phí luật sư trợ giúp pháp lý tăng rất lớn, một buổi 500 nghìn, 1 ngày là 1 triệu để nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý.
Cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý Nguyễn Thị Minh cho biết thêm, trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước để bảo vệ những người yếu thế. Đề án này có tác động rất lớn và là bước đột phá đối với công tác trợ giúp pháp lý.
“Đề án lấy người trợ giúp pháp lý làm trung tâm và bảo vệ tối đa quyền lợi của người trợ giúp pháp lý”, bà Minh nhấn mạnh, những người thực hiện trợ giúp pháp lý chủ yếu tập trung vào vụ việc, nhất là các vụ tố tụng.
7/8 vấn đề Nhân dân cùng quan điểm với Chính phủ
Tính đến ngày 5/10/2015, Bộ Tư pháp đã nhận được báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) ở tất cả các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức Trung ương, 63 tỉnh, TP và 26 cơ quan, tổ chức khác.
Bên cạnh đó, có khoảng 7 triệu lượt ý kiến của Nhân dân đã tham gia góp ý kiến độc tập thông qua Cổng thông tin điện tử, báo chí, tọa đàm, hội thảo.
Người phát ngôn Bộ Tư pháp cho biết, dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi) nhận được sự đồng thuận cao trong Nhân dân. 7/8 vấn đề trọng tâm đưa ra lấy ý kiến, đa số cùng quan điểm với Chính phủ.
Riêng vấn đề hình phạt trục xuất, đa số ý kiến Nhân dân ủng hộ phương án giữ như quy định hiện hành. Theo đó, trục xuất có thể được tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
“Cũng có ý kiến ủng hộ phương án 2 trong dự thảo, trục xuất chỉ được áp dụng là hình phạt bổ sung. Chính phủ đề nghị tiếp thu loại ý kiến khác của Nhân dân về việc ủng hộ phương án 2”, Người phát ngôn Bộ Tư pháp cho biết.
Phát hiện 19 văn bản có dấu hiệu sai về nội dung
Trong quý III, Bộ Tư pháp đã kiểm tra 452 văn bản của các bộ, ngành, địa phương, trong đó có 12 văn bản thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật, pháp lệnh. Bước đầu phát hiện 19 văn bản có dấu hiệu sai về nội dung theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.
Bộ cũng tham gia, đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ 88/103 thủ tục hành chính (TTHC) tại 26 dự thảo văn bản (chiếm 85%); trong 23 dự thảo văn bản thẩm định có TTHC, đã đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ 63/67 TTHC (chiếm 94%).
Về công tác thi hành án dân sự năm 2015 (từ ngày 1/10/2014 đến ngày 30/9/2015), số giải quyết xong trong số có điều kiện giải quyết là 533.985 việc, đạt tỷ lệ 89,08%, vượt hơn 1% chỉ tiêu được Quốc hội giao. Về tiền đã giải quyết xong trong số có điều kiện giải quyết hơn 42.819 tỷ đồng, đạt 76% (tăng hơn 3.837,6 tỷ đồng).
Thảo Nguyên (báo Thanh Tra).
Ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục bồi thường Nhà nước thông tin với báo chí về công tác bồi thường nhà nước. Ảnh: Thảo Nguyên
Gây ra thiệt hại rồi lại giải quyết bồi thường nên chậm
Lý giải nguyên nhân vì sao số vụ việc đã giải quyết xong thấp hơn nhiều so với năm 2014, ông Nguyễn Văn Bốn cho biết, do nhận thức của một số bộ phận cán bộ chưa đánh giá đúng tầm quan trọng ý nghĩa của công tác bồi thường nhà nước. Khi có vụ việc xảy ra, lãnh đạo một số cơ quan chưa quan tâm tâm đúng mức để xử lý.
Đội ngũ tham mưu giải quyết bồi thường nhà nước đều là kiêm nhiệm nên công tác này có hạn chế nhất định. Hơn nữa, các vụ việc liên quan đến bồi thường nhà nước thường rất phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều các cơ quan, nhất là các cơ quan tố tụng. Số tiền bồi thường người thiệt hại đưa ra thường rất lớn, nên mất rất nhiều thời gian thương lượng, xác minh, xem xét nên ảnh hưởng đến quá trình giải quyết.
Theo ông Bốn, nguyên nhân đặc biệt là do những bất cập từ quy định của Luật bồi thường nhà nước hiện này. Cơ quan gây ra thiệt hại lại là cơ quan trực tiếp giải quyết bồi thường. Trình tự, thủ tục còn nhiều bất cập.
Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý không trái Luật
Trả lời báo chí liên quan đến thông tin cho rằng, Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025 do Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành có một số quy định không phù hợp với Luật Trợ giúp pháp lý, đại diện Bộ Tư pháp cho biết, Bộ đã thành lập Tổ để rà soát lại tất cả các quy định. Bộ khẳng định rằng, không có quy định nào trong đề án trái với Luật Trợ giúp pháp lý.
Điểm mới của Đề án là đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp pháp lý, thu hút luật dư tham gia. Mới đây, Chính phủ đã ban hành nghị định, trong đó đã quy định, phí luật sư trợ giúp pháp lý tăng rất lớn, một buổi 500 nghìn, 1 ngày là 1 triệu để nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý.
Cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý Nguyễn Thị Minh cho biết thêm, trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước để bảo vệ những người yếu thế. Đề án này có tác động rất lớn và là bước đột phá đối với công tác trợ giúp pháp lý.
“Đề án lấy người trợ giúp pháp lý làm trung tâm và bảo vệ tối đa quyền lợi của người trợ giúp pháp lý”, bà Minh nhấn mạnh, những người thực hiện trợ giúp pháp lý chủ yếu tập trung vào vụ việc, nhất là các vụ tố tụng.
7/8 vấn đề Nhân dân cùng quan điểm với Chính phủ
Tính đến ngày 5/10/2015, Bộ Tư pháp đã nhận được báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) ở tất cả các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức Trung ương, 63 tỉnh, TP và 26 cơ quan, tổ chức khác.
Bên cạnh đó, có khoảng 7 triệu lượt ý kiến của Nhân dân đã tham gia góp ý kiến độc tập thông qua Cổng thông tin điện tử, báo chí, tọa đàm, hội thảo.
Người phát ngôn Bộ Tư pháp cho biết, dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi) nhận được sự đồng thuận cao trong Nhân dân. 7/8 vấn đề trọng tâm đưa ra lấy ý kiến, đa số cùng quan điểm với Chính phủ.
Riêng vấn đề hình phạt trục xuất, đa số ý kiến Nhân dân ủng hộ phương án giữ như quy định hiện hành. Theo đó, trục xuất có thể được tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
“Cũng có ý kiến ủng hộ phương án 2 trong dự thảo, trục xuất chỉ được áp dụng là hình phạt bổ sung. Chính phủ đề nghị tiếp thu loại ý kiến khác của Nhân dân về việc ủng hộ phương án 2”, Người phát ngôn Bộ Tư pháp cho biết.
Phát hiện 19 văn bản có dấu hiệu sai về nội dung
Trong quý III, Bộ Tư pháp đã kiểm tra 452 văn bản của các bộ, ngành, địa phương, trong đó có 12 văn bản thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật, pháp lệnh. Bước đầu phát hiện 19 văn bản có dấu hiệu sai về nội dung theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.
Bộ cũng tham gia, đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ 88/103 thủ tục hành chính (TTHC) tại 26 dự thảo văn bản (chiếm 85%); trong 23 dự thảo văn bản thẩm định có TTHC, đã đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ 63/67 TTHC (chiếm 94%).
Về công tác thi hành án dân sự năm 2015 (từ ngày 1/10/2014 đến ngày 30/9/2015), số giải quyết xong trong số có điều kiện giải quyết là 533.985 việc, đạt tỷ lệ 89,08%, vượt hơn 1% chỉ tiêu được Quốc hội giao. Về tiền đã giải quyết xong trong số có điều kiện giải quyết hơn 42.819 tỷ đồng, đạt 76% (tăng hơn 3.837,6 tỷ đồng).
Thảo Nguyên (báo Thanh Tra).
No comments:
Post a Comment