Viễn
Thánh lễ cầu nguyện Công lý và hòa bình của DCCT Thái Hà tổ chức vào tối ngày 28/10 do vị linh mục Nguyễn Văn Toản rao giảng tiếp tục bị dư luận ném đá dữ dội khi thay vì rao giảng những điều hay lẽ phải cho giáo dân, khuyên bảo họ “Sống tốt đời đẹp đạo”, “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”, thì vị chủ chăn này lại lợi dụng vị thế “Cha đạo” của mình để yêu cầu tín hữu công giáo “bỏ đảng Cộng sản” và cổ vũ cho những hành vi thoái hóa, biến chất như ông Chu Hảo.
Theo đó, trong buổi gọi là Thánh lễ cho Công lý và Hòa bình, linh mục Nguyễn Văn Toản đã xuyên tạc, lên án việc Trung ương Đảng giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra Quốc hội bầu Chủ tịch nước là “một mình một ngựa về đích” và được Quốc hội bầu với 99,79% số phiếu là ông Trọng tự “đánh bại chính lương tâm của mình” trong việc “hợp nhất hai chức danh theo đúng quy trình”.
Vị chủ chăn này còn cho rằng việc báo chí ca ngợi việc này cùng với việc Ủy ban kiểm tra TƯ Đảng ra thông báo xem xét kỷ luật ông Chu Hảo về các sai phạm trong điều hành NXB Tri thức là “một "cái tát" vào giới trí thức Việt Nam, ... Thậm chí những người chủ chăn này còn yêu cầu tín hữu của mình không được đọc báo Người Công giáo Việt Nam và báo Công giáo và dân tộc.
Thật đáng hổ thẹn cho nhân cách của một người được gọi là bề trên, một vị chủ chăn như linh mục Nguyễn Văn Toản và những người đứng đầu giáo xứ Thái Hà, khi họ đang thách thức chính quyền, thách thức Đảng Cộng sản Việt Nam, bắt tín hữu từ bỏ đảng, ủng hộ cho những kẻ suy thoái, biến chất. Liệu những người đứng đầu Tổng Giáo phận Hà Nội, Giáo hội Công giáo Việt Nam sẽ lên tiếng thế nào trước những lời rao giảng của Nguyễn Văn Toản?
Hơn 85 năm qua khi đa số người Công giáo Việt Nam đã hiểu về Đảng, về chế độ, về Bác Hồ. Đồng bào đã từng bước, dần thay đổi quan điểm, cách đánh giá, cách nhìn nhận, từ cách nghĩ, đến việc làm, đã đồng hành cùng dân tộc. Trước và sau Cách mạng Tháng Tám 1945 và thập niên của những năm 60-70 của thế kỷ trước, được sự ủng hộ của nhân dân, Đảng và Nhà nước đã phát huy được sức mạnh vĩ đại của khối đoàn kết dân tộc, không phân biệt già, trẻ gái trai, giai cấp, tôn giáo, toàn dân cùng nỗ lực, cùng đồng lòng để đánh đuổi giặc ngoại xâM, trận chiến cuối cùng chống quân xâm lược Mỹ năm 1975 đã là một thể hiện, một minh chứng, một bằng chứng hùng hồn về tinh thần dân tộc và khối đại đoàn kết toàn dân là động lực, là nguyên khí quốc gia, sức mạnh trường tôn của một dân tộc Việt. Vì thế câu nói của Bác là bất hủ, sống mãi với thời gian “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công đại thành công”.
Sau 43 năm thống nhất đất nước, với chính sách đổi mới, hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách cởi mở hơn về dân tộc, tôn giáo nhằm phát huy sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi chủ trương dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực tế cũng cho thấy, mặc dù là đất nước có nhiều tôn giáo, đa sắc tộc nhưng Việt Nam hoàn toàn không có kỳ thị dân tộc, sắc tộc hay tôn giáo.
Vậy thì cớ sao nhà thờ Thái Hà, linh mục Nguyễn Văn Toản hay Nguyễn Ngọc Nam Phong lại làm những điều trái ngược. Phải chăng họ đang muốn chống lại giáo hội Công giáo, chống phá Đảng, Nhà nước?
1 comment:
Pháp luật phải nghiêm minh
Post a Comment