2016/09/06

THẤY GÌ TỪ CHUYẾN CÔNG DU CHÂU Á CỦA TỔNG THỐNG MỸ B. OBAMA


Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ thì chuyến công du Châu Á tới nhiều nước lần này có thể chuyến công du cuối cùng trên cương vị Tổng thống của ông B.Obama. Và có vẻ như điều này đã tác động khá nhiều tới chuyến công du này, dù phái đoàn của Tổng thống Mỹ mới trải qua giai đoạn đầu của chuyến công du. 

Lúc rời chuyên cơ Air Force One, Tổng thống Obama bước xuống sân bay thành phố Hàng Châu bằng chiếc cầu thang nhỏ thông thường chứ không có thang cuốn trải thảm đỏ như các nhà lãnh đạo khác (Nguồn: Thanh niên). 

Theo đó, ngay trong chuyến công du Trung Quốc để tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G20, diễn ra trong hai ngày 4 và 5.9, cơ quan ngoại giao nước này đã có một động tác có tính "chơi khăm" khi đã không trải thảm đỏ đón Tổng thống Obama ở sân bay buộc ông này phải xuống sân bay tại thành phố Hàng Châu bằng chiếc cầu thang nhỏ thông thường chứ không có thang cuốn trải thảm đỏ như các nhà lãnh đạo khác mà phía Trung Quốc đã từng tiếp đón. 

Giải thích về điều này, tờ South China Morning Post (Trung Quốc) ngày 4.9 đã cho hay: Quan chức bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ việc nước này cố ý làm mất mặt Tổng thống Obama. Đồng thời biện minh cho sự việc đáng tiếc này như sau: 
"Quan chức này nói rằng Trung Quốc đều chuẩn bị thang cuốn có thảm đỏ để đón tiếp lãnh đạo các quốc gia tới sân bay thành phố Hàng Châu, nhưng phía Mỹ than phiền người điều khiển thang cuốn đó không nói tiếng Anh và không thể hiểu những chỉ dẫn an ninh từ phía Mỹ. "Vì vậy phía Trung Quốc đã đề xuất sẽ cử một phiên dịch ngồi cạnh người điều khiển thang, nhưng Mỹ không đồng ý và khăng khăng rằng họ không cần chiếc cầu thang được phía sân bay chuẩn bị". (South China Morning Post dẫn lời quan chức Bộ Ngoại giao cho biết). 
Ngoài vấn đề thảm đỏ, theo sự ghi nhận của báo giới Trung Quốc và nhiều nước quá trình tiếp đón Tổng thống B. Obama tại sân bay ngày 3.9.2016 cũng có lùm xùm khác giữa quan chức Trung Quốc và quan chức Mỹ khi một viên chức an ninh Trung Quốc đã chặn đường và quát tháo Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice cũng như Trợ lý báo chí Nhà Trắng Ben Rhodes.

Với những động thái có tính hệ thống như thế nên lời giải thích của quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc bị dư luận đánh giá là lấp liếm và dư luận tiếp tục giữ nguyên đánh giá giới chức ngoại giao Trung Quốc đã chơi khăm Tổng thống B.Obama trong cuộc đón tiếp vừa qua. 

Và khi mà bản thân Tổng thống B. Obama và đoàn tùy tùng chưa hết cơn tức giận với thái độ của người Trung Quốc thì người đứng đầu Nhà Trắng lại tiếp tục nhận được một động thái tương tự (có tính hạ bệ uy tín, hình ảnh nước Mỹ nói chung, cá nhân Tổng thống B. Obama nói riêng); có điều lần này nó công khai hơn và chủ thể thực hiện đã ngang nhiên không xin lỗi hay đính chính dù cá nhân Tổng thống Mỹ, cơ quan Ngoại giao nước này đã có những động thái phản ứng ra mặt! 

Đặc biệt hơn, điều đó lại đến từ  một đồng minh khá thân cận của Mỹ tại Châu Á (Philippines). Theo đó, Tổng Thống Philippines gọi Tổng Thống Hoa Kỳ Brack Obama là "đồ khốn nạn", đồng thời tuyên bố sẽ không ngồi nghe ông Obama rao giảng về vấn đề nhân quyền nếu hai bên gặp nhau ở Lào trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Asean. Động thái này từ Tổng Thống Philippines nhắc cho nhiều người thuộc lịch sử tại Việt Nam nhớ tới sự kiện Tổng thống Mỹ John Xon đã từng gọi vợ của Cố vấn Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Nhu (em trai của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm) - bà Trần Lệ Xuân là "con chó cái" và gọi Nguyễn Văn Thiệu là "thằng chó"... Và xem chừng thông qua Tổng Thống Philippines người Mỹ đã bị quả báo kiểu "gieo gì gặt nấy" chăng? 

Lí do được Tổng thống Philippines Duterte đưa ra cho hành động có phần thô lỗ và không có tiền lệ này xuất phát từ việc cơ quan Ngoại giao Mỹ và cá nhân Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông sẽ chất vấn ông Duterte về cuộc chiến chống ma túy ở Philippines khiến trên 2.400 người chết chỉ trong vòng hơn hai tháng vừa qua. Ông Duterte đã đáp lại bằng một tuyên bố khá cứng rắn rằng: "Ông phải là người đáng kính. Đừng đưa ra những câu hỏi và tuyên bố bừa bãi. Này đồ khốn, tôi sẽ nguyền rủa ông trong diễn đàn đó” mà không quên diễn tả sự tức giận của mình vào trong đó. 

Với kiểu ăn miếng trả miếng, ngay lập tức Tổng thống Mỹ đã tuyên bố sẽ hủy cuộc gặp với người đồng cấp Philippines vào ngày 6.9.2016 bên lề thượng đỉnh ASEAN ở thủ đô Vientiane, Lào. Tuy nhiên, cũng giống như sau lời giải thích của Trung Quốc, dư luận vẫn đặt ra câu hỏi là tại sao Tổng thống Philippines Duterte dám buông ra câu chửi thậm tệ tới Tổng thống Mỹ dù đó là một đồng minh thân cận truyền thống với mình? Nghi vấn Philippines trở mặt với Mỹ để bắt tay với Trung Quốc cũng được đặt ra, song vẫn chưa thể khiến đông đảo những người tiếp cận sự việc tỏ ra hài lòng và đồng thuận! 

Và với những gì đã diễn ra thì có lẽ những ngay đen tối, "bị xúc phạm" của Tổng thống Mỹ sẽ chưa dừng tại đây nếu họ không thiết lập được sự đồng thuận tại những nơi họ sẽ đến, tiếp xúc! 
Vậy đâu là nguyên nhân khiến Tổng thống B.OBama lại nhận vào mình những lời khó nghe đến thế? 
Thiết nghĩ, đây là  một câu trả lời thu hút một sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Và xin thưa rằng, xâu chuỗi tất cả những gì đã xảy ra, lời giải thích của các chủ thể liên quan thì câu trả lời cuối cùng chỉ có thể là: Đấy là hệ quả của việc ông B.Obama sắp mãn nhiệm và chuyến công du Châu Á lần này là chuyến công du cuối cùng của ông này trên cương vị người đứng đầu Nhà Trắng. Lí do được chỉ ra cho khẳng định này là: 

Thứ nhất, nhìn lại quan hệ Trung - Mỹ,  Philippines - Mỹ trong thời gian gần đây không có nhiều sự kiện gây căng thẳng. Nếu có thì đó là vấn đề mang tính bản chất của các chủ thể này trong nhiều năm vừa qua. Cho nên, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những hành động vừa qua của giới chức Trung Quốc,  Philippines với Tổng thống Mỹ đã bị loại bỏ. Và nên nhớ rằng, trong chuyến công du Mỹ gần đây nhất, Tổng bí thư kiêm chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được người Mỹ đón tiếp khá trọng thị, trang trọng. Người TQ sẽ không có lí do gì để áp dụng thủ đoạn ăn thua hèn hạ thường thấy của mình với một cường quốc lớn như Mỹ! Cho nên, nếu xảy ra việc "chơi khăm" hay "chửi rủa" thì đấy là khi chủ thể được đón tiếp sẽ không có nhiều ảnh hưởng tới cục diện Mỹ - Trung hay Mỹ -  Philippines! 

Thứ hai, trong chuyến công du Châu Á lần này, ngoài việc đến Trung Quốc để tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 thì Tổng thống Mỹ sẽ dừng chân tại Lào để tham dự hội nghị thượng đỉnh Asean. Phía Trung Quốc và Philippines nhận thấy rằng, sự có mặt của Mỹ sẽ ít nhiều khiến Asean nói chung cứng rắn hơn vấn đề Biển Đông khi có sự đồng thuận của Mỹ.

Và họ cũng nhận thấy rằng, người đại diện của Mỹ trong Hội nghị này là một người sắp phải từ nhiệm nên họ đã chớp lấy thời cơ để hạ uy tín Mỹ trước khi diễn ra Hội nghị. Động thái này cũng là cách Trung Quốc sử dụng để dằn mặt, hạn chế tính liên kết của Asean như họ đã từng mua chuộc Campuchia, Lào ở 02 hội nghị trước đó. Và như vậy, lí do Tổng thống B.Obama sắp mãn nhiệm cũng đã tác động rất lớn tới sự quá trớn của  Trung Quốc, Philippines như những gì đã diễn ra! 

An Chiến

No comments: