2016/09/05

SỰ DỞ HƠI CỦA PHẠM VIẾT ĐÀO (Phần 1)


Phát biểu tại khai mạc tại Hội nghị ngành Ngoại giao Việt Nam lần thứ 29, tổ chức tại Hà Nội (từ 22-26/8/2016), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết: "Xây dựng nên một trường phái ngoại giao độc đáo, mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' - mềm mại mà cứng cỏi, nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người, … thể hiện tâm hồn và khí phách của dân tộc Việt Nam…”. 

Bình luận về phát biểu của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Phạm Viết Đào đã có bài viết với tên gọi "Việt Nam xây dựng 'ngoại giao Cây Tre'?" gửi BCC. Chi tiết bài viết xem thêm: Tại đây
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Nguồn: Internet). 
Xin được mạn đàm đôi điều về ý kiến của vị Nhà văn đã từng bị bắt, xử lý với tội danh được quy định tại điều 258 - BLHS này khi tiếp cận phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng như sau: 
Trước hết, chúng ta cần thống nhất với nhau rằng, việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sử dụng hình tượng cây tre - một biểu tượng lâu đời của dân tộc Việt Nam để ví von, làm hệ quy chiếu có tính đường hướng của nền Ngoại giao Việt Nam trong thời gian tới. Và đã là hình tượng dùng để so sánh, ví von thì nó không nhất thiết phải đảm bảo rằng hai chủ thể được đưa ra có sự tương đồng tới 100% trên phương diện nghĩa đen. Theo đó, nó chỉ cần một vài điểm có tính tương đồng và đó cũng chính là bệ đỡ để thiết lập câu chuyện cần nói đến. 

Vậy nhưng, không hiểu vì lí do gì, ngay vào đầu bài viết, Phạm Viết Đào đã viết như sau: "Đúc kết về “trường phái ngoại giao” của Việt Nam, mà ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng ”mang đậm bản sắc cây tre”, thì chỉ đúng với tre ở vế đầu “mềm mại mà cứng cỏi”. Những đặc tính còn lại gán cho loài tre là chưa sát hợp và khiên cưỡng như “nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người" - những đặc điểm thuộc tính người - loài tre làm gì có đặc tính đó?!". Nghĩa là dưới góc nhìn của Phạm Viết Đào, chủ thể được so sánh và đưa ra để so sánh phải tương đồng nhau? Và nếu không có sự tương đồng đó thì nó không thể đưa ra để so sánh, đối chiếu với nhau! 

Hay nói cách khác, Phạm Viết Đào đang đòi hỏi chủ thể được so sánh và đưa ra để so sánh phải giống nhau kiểu: Nói nền ngoại giao Việt Nam phải "nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người" thì bản thân chủ thể được đưa ra để so sánh cũng phải có tốt chất này. Việc chỉ tương đồng mỗi tố chất "mềm mại mà cứng cỏi” thôi chưa đủ để đưa hai sự việc/ hiện tượng ra để so sánh, đối chiếu hay ví von??? 

Về điều này, xin thưa với Phạm Viết Đào rằng, nếu ông đòi hỏi như thế thì chắc chắn chẳng bao giờ có sự so sánh đối chiếu bởi một khi nó đã là nó thì không cần gì phải so sánh. Người ta sẽ diễn giải vấn đề được nói đến một cách cụ thể chứ không cần tới một vấn đề khác để liên tưởng! Nói như thế để thấy rằng, ngay từ đầu cách tiếp cận vấn đề của ông này về phát biểu của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã có vấn đề. 

Cũng xin thông tin thêm là sau khi được ra tù với những bài viết đầu tiên, có lần người viết đã đặt vấn đề có hay không việc bị đi tù và những ngày tháng trong tù đã khiến Phạm Viết Đào mất đi sự tinh anh, khả năng nhận thức vấn đề thường thấy sau khi đã ra tù? Vậy nên, với điều vừa được chỉ ra thêm một lần nữa thấy được điều này không phải là không có căn cứ! 

Và từ một cách hiểu nhuốm màu "cực đoan" và khó hiểu ấy, trong phần lớn thời lượng bài viết tiếp theo, Phạm Viết Đào đã dành để chỉ "ngọn ngành về bản chất, bản thể cũng như đặc tính sinh thái của cây tre". Xin được trích dẫn về đây để những ai quan tâm thấy được sự "hồ đồ" đến khó hiểu của vị nhà văn kiêm nghề dân chủ bịp bợm này: 
"Tre là loại vật liệu được thông dụng trong kết cấu đồ dùng gia đình, vật liệu xây dựng nhà cửa của người Việt Nam bao đời nay khi sắt thép, xi măng, vật liệu nhựa… chưa phổ biến, như các loại thúng mủng, dần sàng, cán cuốc, cán thuổng, đòn gánh, chõng tre, đũa tre, tăm tre; tre được sử dụng trong kiến thiết nhà cửa, phên vách, chuồng trại, cầu đường…
Việt Nam có câu chuyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” nói về sức mạnh biến ảo của tre; Truyền thuyết Thánh Gióng nói tới việc dùng tre làm vũ khí để đánh giặc Ân; Tre còn là biểu tượng của sự kết nối chuyển giao thế hệ mang đầy tính sinh học: “Tre già, măng mọc”… (Tục ngữ); “Tre già yêu lấy măng non” (Thơ Tố Hữu); “Có manh áo cộc tre nhường cho con”… (Tre Việt Nam-Nguyễn Duy).
Đó là những đặc tính sinh học, những giá trị sử dụng của loài tre, vật liệu tre; có lẽ vì thế mà người Việt đã nâng cây tre lên thành một biểu tượng, một thiết chế văn hóa-sinh tồn biểu tượng cho sức mạnh, sức sống Việt: giản dị, gần gũi mà trường tồn.
Sở dĩ tre gắn bó với người Việt, trở thành người bạn tri kỷ là do khả năng chịu ứng lực và chịu đựng sự trái gió trở trời của thiên nhiên, thời tiết….
Quan sát thiết chế sinh thái làng xã của cư dân đồng bằng Bắc Bộ khi xi măng, sắt thép chưa thịnh hành, làng bao giờ cũng gắn với lũy tre vì người nông dân trồng tre bao quanh làng ngoài việc sử dụng làm vật liệu dân dụng như đã nêu, lũy tre còn được kết cấu với làng để chống gió bão. Do vậy, nhà của nông dân đồng bằng Bắc Bộ thường thấp hơn lũy tre làng là bởi lẽ đó.
Tre mạnh bởi đặc điểm sinh thái của nó: luôn liên kết với nhau, tạo nên thiết chế ”lũy tre làng”. Kết cấu sinh thái-sinh tồn này được nhà thơ Nguyễn Duy đúc kết trong bài Tre Việt Nam:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người…”
Tre bao giờ cũng mọc thành khóm, thành bụi, không có chuyện đơn thân; tre trở thành “thành lũy” chịu đựng được gió bão là do bởi tre luôn sinh trưởng, phát triển nhờ vào các cấu trúc liên minh, liên kết.
Tre sở dĩ đứng vững trước gió bão là do tre có sự “đồng lòng” cao; trước gió bão không bao giờ có hiện tượng: cây thì ngả về đông, cây lại nghiêng sang tây…". 
Thế mới biết, nghề phản biện, nhất là phản biện chính trị không phải ai cũng làm được, nhất là với những kẻ thiểu năng. Phạm Viết Đào đã tỏ ra rất "nguy hiểm" khi chọn phản biện ý tứ trong bài phát biểu của một "ông lớn" trong Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng thật tiếc khi gã không lường nổi chủ thể bị đưa ra phản biện là ai. Xin được mượn một ý trong lời phát biểu của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam để nói về tình thế của Phạm Viết Đào trong trường hợp này là Phạm Viết Đào không thể và không bao giờ là "cây tre Việt Nam" bởi gã không biết mình, biết người. Sự thất bại vì thế là điều tất yếu với con người này! 

Xin được quay lại phần tiếp theo của bài viết ở Entry sau! 

(Còn nữa)
An Chiến

No comments: