Ngày 01/09/2016, Đại sứ quán Pháp ra thông báo mới nhất về chuyến viếng thăm cấp Nhà Nước của tổng thống Hollande tại Việt Nam. Lịch trình dự kiến diễn ra từ ngày 05/9/2016 đến ngày 07/9/2016. Đây là vị Tổng thống thứ 3 sang thăm chính thức Việt Nam sau tổng thống François Mitterrand năm 1993 và tổng thống Jacques Chirac năm 2004. Nhân sự kiện này, ba vị Chủ tịch của 3 Tổ chức Nhân quyền Quốc tế: ÔngDimitris Christopoulos, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, và bà Françoise Dumont, Chủ tịch Hội Nhân quyền Pháp, đã ký thư chung gửi đến Tổng Thống Pháp François Hollande, yêu cầu Tổng thống can thiệp cho nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam trong chuyến viếng thăm Việt Nam từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 9 này. Bàn về vấn đề này, tôi hết sức quan ngại, và nghi ngờ đằng sau bức thư chung đó là ý đồ chính trị của các tổ chức Nhân quyền trên.
Bức “tâm thư thừa” này có viết: “Chúng tôi xin Tổng Thống tạo áp lực lên giới lãnh đạo Việt Nam để họ ra lệnh trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị, và chấm dứt mọi hình thức sách nhiễu đối với các nhà hoạt động đấu tranh và các nhà bảo vệ nhân quyền”.
3 vị chức sắc trên không hề chú ý đến nội dung chính chuyến thăm của ông Hollande đó là thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược, tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, cũng đề cập đến các chủ đề khu vực và song phương, cũng như thăm dò những triển vọng hợp tác mới. Họ chỉ chăm chăm lồng ghép, gửi kiến nghị tới Tổng thống Pháp nhằm hy vọng giải quyết được vấn đề “nhân quyền” mà lâu nay họ vu các chính phủ Việt Nam, rêu rao “nền pháp lý hiện hữu tại Việt Nam phạm-tội-hoá mọi hành xử quyền tự do ngôn luận và tư tưởng, quyền tự do hội họp ôn hoà và quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng”.
Việt Nam tuân thủ theo đúng Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của LHQ. Bên cạnh đó, Việt Nam tôn trọng, đảm bảo các quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, quyền công dân phải dựa trên khuôn khổ pháp lý, dựa trên lợi ích của quốc gia, dân tộc, phải chịu sự điều chỉnh, cho phép của Nhà nước.
Tại khoản 3, Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự có quy định: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt trong trường điều kiện:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội”.
Nếu các vị nói: “những điều luật trong Bộ Luật Hình sự về an ninh quốc gia được suy diễn quá bao quát, mơ hồ, giúp cho nhà cầm quyền những phương tiện hợp pháp che đậy cuộc đàn áp không ngừng chống giới bất đồng chính kiến” thì các vị đang bao che cho chính các phần tử thù địch, hậu thuẫn cho chúng, âm mưu chống chính quyền nhân dân, muốn xóa bỏ thành quả cách mạng của cả dân tộc Việt Nam.
Pháp luật hình sự là công cụ sắc bén để đảm bảo ANQG, trật tự ATXH. Những điều luật thuộc chương các tội xâm phạm ANQG là những quy định thể hiện tính đúng đắn, khoa học, tạo ra một vành đai bảo vệ chính thể Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ Độc lập, Tự do, Hạnh phúc của Nhân Dân.
Người phạm thực hiện một trong các tội thuộc chương này đã nhận thức đầy đủ tính chất, mức độ nguy hiểm khi mình thực hiện hành vi đó, nhận thức được hậu quả nguy hiểm khi thực hiện hành vi đó nhưng vẫn lựa chọn thực hiện nó đến cùng, họ phản bội lại dân tộc, đi ngược con đường mà cả dân tộc đã chọn. Không lý do gì họ lại được tôn vinh hay được hưởng sự cứu cánh của một Nhà nước (nước Pháp). Việc quy định hình phạt tử hình hoàn toàn hợp lý, Việt Nam không cần “khẩn cấp cam kết huỷ bỏ án tử hình tại Việt Nam và cải giảm án tử hình thành án tù giam” như các vị đề đạt.
Sự hy vọng, trông chờ của các vị hoàn toàn vô nghĩa khi các vị tin rằng:“Tổng Thống Pháp sẽ không hậu thuẫn các xã hội dân sự độc lập thông qua thông điệp mà Tổng Thống sẽ trao gửi tại Đại học Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội. Vào lúc mà ngày càng đông đảo người Việt, đặc biệt giới trẻ Việt Nam, càng lúc càng yêu sách những cải cách dân chủ, tôn trọng nhân quyền, và đòi hỏi một Nhà nước Pháp quyền. Thật là điều quan trọng để chứng minh nước Pháp chung vai kết cánh với họ”.
Chính sách đối ngoại chung của Pháp với Việt Nam được tính trên quy mô khu vực, chính sách này mang lợi ích cho cả hai bên. Pháp chủ trương thực hiện quan hệ hợp tác với Việt Nam dựa trên 3 nền tảng chính là đối thoại chính trị, đoàn kết tích cực, cặp động cơ của đối thoại Á - Âu. Pháp sẽ không vì ý kiến chủ quan của 3 tổ chức độc lập mà có động thái đi ngược lại với những hành động đúng đắn của Việt Nam, ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Ngược lại, giới trẻ Việt Nam - họ là đối tượng có đầy đủ nhận thức để phân biệt đâu là hành động vì dân chủ, nhân quyền đâu là những kẻ mang danh dân chủ, nhân quyền để mưu cầu lợi ích cá nhân, vì tiền mà bất chấp đạo đức và pháp luật.
TTiếu Ngạo
No comments:
Post a Comment