Loa Phường
Vậy là cuộc bỏ phiếu lựa chọn top 3 đi vào chung kết cuộc thi giành giải Hoa Tulip về Nhân quyền đã kết thúc. Ông Nguyễn Quang A đã giành chiến thắng vang dội với số phiếu áp đảo so với ứng cử viên khác. Giải thưởng đã đến gần ông Nguyễn Quang A hơn bao giờ hết.
Các cụ trí thức hải ngoại như Lê Xuân Khoa, Nguyễn Thái Sơn…rải ngập nội dung vận động có cánh trên hệ thống email về lý do cần vote cho ông A, hướng dẫn tỉ mỉ cách vote cho ông Nguyễn Quang A. Email của tôi nằm trong mấy chục Diễn đàn yahoogroup như Diễn đàn dân tộc, Chính Nghĩa Việt, Chính nghĩa, VNCH, … không ngày nào không thấy cả chục cái email dội đến.
Trên facebook thì nhóm VOICE của Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn, Trịnh Hữu Long hay Phong trào Con đường Việt Nam của Hoàng Dũng, Lâm Bùi, nhất là nhóm No-U do ông A nhà tài trợ chính với Lã Dũng, Lê Dũng …vận động sôi nổi cho ông Nguyễn Quang A. Cô Phạm Thị Đoan Trang chứng tỏ sự nhiệt tình ủng hộ ông Nguyễn Quang A giống y như chiến dịch Vận động ứng cử Quốc hội vừa qua. Mình cô viết hàng loạt bài như Hãy bỏ phiếu cho ông Nguyễn Quang A, Vì sao TS Nguyễn Quang A xứng đáng nhận “Bông hoa Tulip về Nhân quyền”, Nguyễn Quang A – Người bảo vệ nhân quyền…vận dụng hết nội công để đánh bóng tên tuổi và cầu xin cái vote từ cộng đồng zân chủ mạng.
Với quy mô vận động như vậy, ông Nguyễn Quang A không giành được số phiếu áp đảo mới là lạ. Ấy vậy mà vẫn nghe nhiều nhận xét, ảnh hưởng của ông Nguyễn Quang A và sự phân rã của phong trào dân chủ đã đến đỉnh điểm, vì chỉ có vận động bỏ phiếu cho ông A không bằng một góc số phiếu từng ủng hộ vận động ký tên Bauxite, Hiến pháp 2013…có con số hàng trăm ngàn người ký. Trong mắt các hội nhóm zân chủ này, xem ra ông Nguyễn Quang A chẳng có giá trị mấy.
Đồng thời nhìn bảng xếp hạng bỏ phiếu mới thấy, giá trj của giải thưởng này có vẻ như được phong trào zân chủ mạng, các nhân sỹ chấy thức Việt đánh giá quá cao. Ông Nguyễn Quang A đứng đầu với 13.805 phiếu bầu, vượt xa đối thủ Nighat Dad với số phiếu 12.401 phiếu bầu. Nhưng chỉ cần cộng số phiếu của 2 ứng viên top đầu này đã thấy chiếm xấp xỉ 60 % lượng phiếu bầu dành cho cả 10 ứng viên. Một số ứng viên chưa vươt qua giới hạn 1000 phiếu bầu, số còn lại đều ở mức 2000-3000 phiếu, cho thấy, có vẻ như không có cuộc vận động quyết liệt nào từ các ứng viên còn lại cho giải thưởng đáng giá này.
Nên nhớ bản thân ứng cứ viên về thứ 2 là Nighat Dad là người khá nổi tiếng ở trong đất nước có lượng dân gấp đôi dân số Việt Nam. Hoặc là vấn đề nhân quyền và mấy giải thưởng nhân quyền này, dân chúng các nước có ứng viên được chọn đều coi rẻ, không quan tâm hoặc các ứng viên này uy tín, ảnh hưởng cực thấp ở đất nước họ. Dù khả năng nào thì cũng đều chứng tỏ, giá trj của giải thưởng 100 ngàn Euros không hề tương đồng với mối bận tâm hay giá trị của “cuộc đấu tranh nhân quyền” do phương Tây cổ súy với cả chục quốc gia có ứng viên được chọn. Hơn 45000 email tham gia bỏ phiếu (chắc chắn sẽ có lượng ảo trong đó) đã cho thấy giá trị thực sự, mối quan tâm thực sự với giải thưởng 100.000 Euros này rất “rẻ tiền”
No comments:
Post a Comment