SHADOWLESS
“Dân chủ” là một thuật ngữ xuất hiện khá lâu trong lịch sử nhưng hơn bao giờ hết, ngày nay nó được xuất hiện trên rất nhiều diễn đàn, phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong lĩnh vực chính trị của bất kỳ tổ chức hay quốc gia nào trên thế giới. Ở Việt Nam, hai chữ “Dân chủ” được rất nhiều tổ chức, cá nhân có tư tưởng chống đối lại với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra để vu cáo chính quyền đàn áp quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Tuy nhiên, hai từ “Dân chủ” hiểu như thế nào cho đúng, cho trọn vẹn ý nghĩa, có hay không có việc những tổ chức và cá nhân lợi dụng dân chủ để mưu toan cho ý đồ cá nhân thì trong bài viết này, khái niệm, quan điểm về “Dân chủ” sẽ được tác giả làm rõ.
Như các bạn đã biết, dân chủ là một điều cho tới thời điểm bây giờ đã gây ra nhiều tranh cãi từ những nơi hàng quán, bình dân đến nơi nghị trường. Thậm chí nhiều tổ chức, cá nhân có tư tưởng chống đối với Nhà nước Việt Nam hiện tại luôn có xu hướng cho rằng Việt Nam đang mất dân chủ, đó là phải cho dân có quyền được nói, quyền được tự do cá nhân, quyền được bầu cử… Lại có người cho rằng phải đa đảng để có thể được bầu cử chọn người lãnh đạo, tránh sự độc tài của độc đảng vì đa đảng sẽ có sự kiểm soát lẫn nhau và đảng nào muốn được lãnh đạo thì phải được lòng quần chúng nhân dân.
Những điều vừa mới nói ở trên không phải là dân chủ. Những điều này tổng hợp lại mới chỉ là 1/3 của hai chữ dân chủ đó là dân quyền - một bộ phận của dân chủ mà thôi. Một nền dân chủ thực sự là gì? Theo học thuyết Tam dân của Tôn Dật Tiên thì dân chủ chính là: dân tộc, dân quyền và dân sinh. Nhân dân phải được làm chủ trên cả 3 lĩnh vực này, đó mới là dân chủ. Theo như triết học Marx, dân chủ đích thực là gì? Là con người ta làm chủ tư liệu sản xuất, có thể lao động sản xuất vật chất tự do trong khuôn khổ của xã hội, có thể làm chủ về thành quả lao động của mình, được quyền bình đẳng trong giáo dục và chính trị, y tế, con người làm chủ lao động chứ không phải làm nô lệ cho lao động thì đó mới là dân chủ nền dân chủ đích thực. Nếu như ai đó đi làm, lo lắng về vấn đề đồng lương hay công việc thì theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn thì người đó đang mất đi dân sinh, vậy dân chủ cũng không có vì thiếu mất một bộ phận của dân chủ rồi.
Hãy nhìn sang thiên đường dân chủ mà các đối tượng chống đối hay nói là Mỹ, nếu một người lao động với cường độ cao, người đó lo lắng phá sản, sợ mất việc, vì sao? Vì mất việc đồng nghĩa với việc mất nhà (chế độ tín dụng của Mỹ là chế độ cho vay tín chấp với các hợp đồng mua nhà lên đến 30 - 45 năm). Như vậy người đó phải có việc liên tục, làm việc không ngừng nghỉ cả một đời người vì chỉ cần thất nghiệp thì sau một thời gian ngắn thì 2 - 3 tháng, dài thì một năm căn nhà đó đã bị chính ngân hàng tịch thu rồi. Thế có gọi là dân chủ chăng? Các cụ đã từng nói: “An cư rồi mới lập nghiệp”, bây giờ đến an cư còn không có, nói chi lập nghiệp? Ngoài ra, ở Mỹ, công dân đi khám y tế, chịu phí giáo dục cao, hàng ngày phải nơm nớp trông chờ vào bảo hiểm thất nghiệp, bảo trợ xã hội. Khi đang thất nghiệp, có phải dân chủ không? Nền dân chủ thực sự không hề có.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ảnh: internet |
Quay trở lại nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta đứng lên dành chính quyền từ thực dân Pháp và phát xít Nhật làm lên Cách mạng tháng 8 mang lại độc lập dân tộc. Độc lập chính là yếu tố đầu tiên, tiên quyết để dẫn tới dân chủ. Nếu không độc lập thì làm sao có thể có dân chủ được. Có thể Bác Hồ và Đảng ta chưa làm cho Việt Nam trở thành lý tưởng như những gì Marx viết, nhưng đó cũng là thành tựu bước đầu để thế hệ con cháu sau này tiếp tục xây dựng. Quốc hiệu của nước ta là Độc lập - Tự do - Hạnh phúc thì Độc lập là chủ nghĩa dân tộc, Tự Do là chủ nghĩa dân quyền, Hạnh Phúc là chủ nghĩa dân sinh, 3 cái chân đó tạo nên một nền dân chủ đích thực và trong đó đừng đầu tiên chính là Độc Lập. Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cộng hòa sẽ thành Hong Kong hay Singapore ở châu Á nếu không có ngày 30/4/1975. Hong Kong và Singapore phát triển kinh tế rất tốt, nhưng họ có chấp nhận làm thuộc địa không, hãy nhìn thật kỹ xem Singapore đang là nước độc lập hay thuộc địa, độc lập hoàn toàn. Còn hiện tại và kể cả trong quá khứ Hong Kong phát triển hơn Trung Quốc đại lục rất nhiều, có người bảo là do công của người Anh, vậy tại sao Hong Kong lại trở về Trung Quốc, tại sao nhân dân Hong Kong không phản đối quyết định của Đặng Tiểu Bình năm 1997 mà ngược lại họ lại rất vui mừng. Đó là một điều cho thấy, nếu không có điều kiện tiên quyết đầu tiên là dân tộc độc lập thì không bao giờ có dân chủ như những gì mà các đối tượng ảo vọng vào giá trị Mỹ luôn tin tưởng một cách mù quáng. Những cái mà phương Tây bảo dân chủ hiện nay, dân chủ tư sản mà không gắn liền với độc lập dân tộc thì xét cho cùng Marx bảo nó chỉ là một sự giả tạo ở dân chủ thôi, mà đúng là sự giả tạo của dân chủ thật sự.
Như vậy, có thể thấy rằng, ngay từ ban đầu, những kẻ đặc biệt là nhân danh trí thức đã sai lầm nghiêm trọng khi nó về hai từ “dân chủ”, vu cáo chính quyền vi phạm dân chủ, nhân quyền nhưng bản thân chúng đâu có hiểu “dân chủ” là gì. Chúng chỉ thuận miệng nói theo mấy trang báo thù địch phương Tây mà thôi chứ hoàn toàn không biết một chút gì về vấn đề này.
Trong bài viết này, tác giả chỉ dừng lại ở việc làm rõ yếu tố dân tộc, còn vấn đề dân quyền và dân sinh sẽ được tiếp tục làm rõ ở những bài tiếp theo.
No comments:
Post a Comment