2016/09/08

CỨ ĐẾN HẸN LẠI LÊN!


Dẫn tin từ hãng tin AFP hôm nay 07/09/2016, Đài RFI cho hay: "Trong chuyến viếng thăm chính thức lần này, tổng thống Pháp François Hollande đã đề nghị chính quyền Việt Nam trả tự do cho bốn nhà hoạt động nhân quyền. Hãng tin AFP hôm nay 07/09/2016 dẫn nguồn tin thân cận với điện Elysée cho biết như trên.

Nguồn tin này nói rằng đó là một nhà ly khai Công Giáo, một sáng lập viên một đảng chính trị trong đất nước độc đảng, một nhà đấu tranh chống trưng thu đất đai và một blogger. Cả bốn người này đều bị lãnh những bản án nhiều năm tù, nhưng nguồn tin không muốn tiết lộ danh tính. Theo yêu cầu của tổng thống François Hollande, danh sách đã được quốc vụ khanh phụ trách Phát triển và Pháp ngữ, ông André Vallini, trao cho thứ trưởng Ngoại Giao Bùi Thanh Sơn". 

Tổng thống Pháp François Hollande gặp chủ tịch Quốc Hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, trụ sở Quốc Hội, 06/09/2016 (Nguồn: Internet). 

Nhà đài này cũng cho biết thêm, sở dĩ ông François Hollande đặt ngay vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Nhà nước Pháp là bởi "Trước chuyến thăm Việt Nam, ba tổ chức phi chính phủ trong đó có Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) đã gởi thư ngỏ đến tổng thống Pháp, đòi hỏi "dành quan tâm lớn nhất cho các vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng" tại Việt Nam, kêu gọi ông Hollande nêu ra vấn đề này. Còn bà Camille Blanc, chủ tịch Amnesty International France tuyên bố: "Nhân quyền không thể bị hy sinh cho các hợp đồng thương mại".

Điều này cho thấy một thứ quy luật đã bất thành văn tại những quốc gia có đông đảo lực lượng chống Cộng cực đoan. Và cũng như trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam, những nghị sỹ diều hâu và số nghị sỹ gốc Việt có tư tưởng cực đoan, thâm thù chế độ trong lưỡng viện Quốc hội đã liên tục phát đi các thư ngỏ thúc dục ông này quan tâm tới vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Đó cũng là lí do khiến bên lề chuyến thăm Việt Nam, B. OBama đã có cuộc gặp với "10 đại diện các tổ chức Xã hội Dân sự tại Việt Nam" - Sự kiện đã khiến Nhà báo Mai Phan Lợi phải trả giá đắt vì cái thói ngông cuồng và hiếu chiến của mình và những phát ngôn gây sốc của cô ca sỹ thích cởi quê Khánh Hòa Mai Khôi vừa qua! 

So với những gì Tổng thống B. Obama đã thực hiện khi có sức ép từ một số nghị sỹ thì cách làm của Tổng thống Pháp François Hollande có phần công khai và lộ liễu hơn. Giải thích điều này, nhiều chuyên gia phân tích đã cho rằng sỡ dĩ người Pháp đặt câu chuyện nhân quyền lên bàn cân một cách công khai như thế bởi so với Mỹ, Pháp không quá coi trọng Việt Nam; Người Mỹ xem Việt Nam là một đối tác chiến lược trong quá trình chuyển trục trọng tâm sang Châu Á để kiềm tỏa sự lớn mạnh của TQ và một số nước tại đây, trong khi người Pháp lại không như thế! 

Và như đã nói ở trên, điểm chung khiến họ "đột nhiên" chú ý tới vấn đề nhân quyền tại Việt Nam là do sức ép từ giới nghị sỹ mang tư tưởng chống Cộng cực đoan! Và xin thưa rằng, dù tại cả Pháp và Mỹ lực lượng này không quá đông đảo, nhưng sở dĩ hai nhà lãnh đạo này lại lưu tâm bởi họ vẫn chưa thể quên được những sự thất bại nhục nhã mà đế quốc, quân đội của họ đã phải lãnh nhận tại Việt Nam. Tư tưởng nước lớn tới nước bé nên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng cần một "cứu cánh" để giúp họ thể hiện trước Việt Nam. 

Nói như thế để thấy rằng, chính sự thúc ép về mặt động cơ và sự thiếu thốn về mặt chủ đề để thể hiện vai trò của một nước lớn đã khiến cả Tổng thống Mỹ trước đó, Tổng thống Pháp mới đây phải lưu tâm những kiến nghị từ bộ phận chống Cộng cực đoan. Đây cũng là lí do giải thích tại sao cả hai nước này đều thường xuyên có các đạo luật nhân quyền chống lại Việt Nam. Những hành động kiểu đến hẹn lại lên, có tính thường niên này vì thế không nên và không cần xem trọng. Và nếu giới chức Việt Nam có thực hiện theo đề nghị đi nữa thì nó cũng không nói lên vấn đề gì bởi chuyện đổi chác, "Ông mất chân giò, bà thò chai rượu" là câu chuyện chưa bao giờ mới trong quan hệ, nhất là đó lại là 02 quốc gia khác nhau về mặt thể chế chính trị!

Xin được tiếp tục chủ đề này khi có thêm thông tin! 

An Chiến

No comments: