Sau
vụ cá chết mới hiểu người dân Việt sùng ngoại đến thế nào. Họ sùng đến
nỗi cứ mở miệng ra là người ta so sánh, chỉ ra điểm thua thiệt và yếu
kém của người Việt, của đất nước Việt. Đó cũng là lí do bộ phận người
này đã không ngần ngại chỉ trích, kêu gào và hỏi rằng đội ngũ Giáo sư,
Tiến sỹ, các nhà khoa học ở Việt Nam đi đâu và làm gì khi vụ cá chết
diễn ra gần 01 tháng trời vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân? Rồi giống
như một phản ứng có tính dây chuyền từ những suy lý mang tính hiện tượng
họ đã tiến tới và nâng nó lên thành một câu chuyện chính trị khi cho
rằng Nhà nước đã cố trì hoãn mọi thứ để bao che cho một tập đoàn kinh tế
gây ô nhiễm môi trường trầm trọng tại Việt Nam (tập đoàn Formosa) (?)
Ấy
vậy nhưng, đoạn tin sau đây trên báo điện tử Dân trí dường như đã vạch
trần mọi thứ và đưa nó về cái trạng thái cân bằng như cái lẽ vốn có của
nó.
Tin cho hay: "Tổng
thống Mỹ Barack Obama hôm qua 4/5 đã tới thành phố Flint, bang
Michigan, gặp gỡ các quan chức địa phương và liên bang để thảo luận về
cuộc khủng hoảng nước tại thành phố này, đồng thời cũng là để trấn an
người dân rằng chính quyền của ông đang làm tất cả những gì có thể để
giúp người dân có nước sạch sử dụng.
Tổng thống Obama uống nước để trấn an người dân thành phố Flint trong cuộc họp báo hôm 4/5 (Ảnh: AP)
Nhằm chứng minh cho những cam kết của mình, Tổng thống Obama đã công
khai uống một cốc nước lọc ngay trong cuộc họp báo tại Ngân hàng thực
phẩm ở đông Michigan. Tham dự cuộc họp báo còn có Thống đốc bang
Michigan Rick Snyder và Thị trưởng thành phố Flint Karen Weaver".
Mặc dù không đến nỗi trầm trọng như thảm họa cá chết hàng loạt tại một
số tỉnh miền Trung nhưng hành động của người đứng đầu Nhà Trắng khi đối
diện với dư luận, niềm tin của người dân trong cuộc khủng hoảng nước tại
thành phố Flint, bang Michigan đã cho thấy nhiều điểm tương đồng trong
cách hành xử của các nhà chức trách tại Việt Nam.
Đầu tiên là những thảm họa tiêu cực từ thiên nhiên gây nên
không dễ gì tìm ra nguyên nhân dù cho quốc gia đó có tiến bộ hay trình
độ khoa học công nghệ có cao siêu đến đâu. Bằng chứng dễ thấy nhất là
việc các nhà chức trách Mỹ vẫn chưa thể tìm ra được nguyên nhân cũng như
giải pháp có tính căn cơ và triệt để trong ngăn chặn tình trạng nhiễm
độc chì trong nguồn nước tại TP Flint, bang Michigan. Biện pháp duy nhất
họ đang thực hiện theo phát biểu của Tổng thống B. Obama vẫn là người
dân nên mở vòi xả nước 5 phút mỗi ngày để giúp làm sạch hệ thống dẫn
nước trước khi chờ đợi hoàn tất quá trình sửa chữa và thay thế đường ống
dẫn nước trong thành phố (dự kiến là mất 2 năm hoặc lâu hơn nữa).
Và xin lưu ý, việc thay thế đường ống dẫn nước không phải là biện pháp
có thể giải quyết triệt để hiện tượng nước nhiễm chì tại đây. Cùng với
hành động uống nước, đây là một biện pháp có tính xoa dịu dư luận, làm
giảm những hành động cực đoan, quá khích của những cái đầu nóng trước
khi nhà chức trách có đủ thời gian để thực thi những giải pháp lâu dài
và căn cơ hơn!
Thứ hai, lí do khiến Tổng thống B. Obama đủ dũng cảm uống
nước tại nơi đang được nghi nước có nhiễm chì đơn thuần ông này chỉ dựa
trên cảm quan khoa học: "Khi chúng ta sử dụng máy lọc nước và lắp đặt thiết bị lọc thì nước ở Flint hoàn toàn có thể uống được” và
đây cũng là điều duy nhất để người đứng đầu Nhà Trắng bám víu vào trong
hành động của mình. Tuy nhiên, ai dám đảm bảo rằng cảm quan khoa học
của tổng thống B. Obama là đúng 100 %? là không ảnh hưởng tới sức khỏe
con người khi sử dụng? bởi nếu là 100% và không ảnh hưởng thì có lẽ Tổng
thống B. Obama đã không đích thân tới TP Flint, bang Michigan và không
thực hiện một hành động mà nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe rất là cao
song ông vẫn hành động và người dân Mỹ vẫn tin tưởng mà không có bất cứ
phản ứng thái quá nào!
Chắc chắn, có người khi nghe tôi nói về điều này sẽ cho rằng, người Mỹ
quá mạo hiểm và không coi trọng mạng sống của mình như người Việt. Tuy
nhiên, tôi cho rằng, dù là người Mỹ hay
người Việt thì họ đều quý mạng sống như nhau, có chăng sự khác biệt
trong cách ứng xử giữa một bộ phận người Việt (khi chứng kiến nhiều quan chức tại các địa phương gánh chịu thảm họa cá chết ra tắm biển và ăn hải sản vừa qua?) và
người Mỹ tại TP Flint, bang Michigan trong đối diện với các thảm họa
chính là ý thức cùng chung tay giải quyết, chia sẽ với những khó khăn
của chính quyền...
Để giải quyết một thảm họa diễn ra trên diện rộng thì không thể một sớm,
một chiều và ngoài yếu tố thời gian thì sự ủng hộ của người dân là điều
tiên quyết. Song thật tiếc khi người dân lại không thể hiểu nổi cái
thông điệp mà một số giới chức đang ra sức để thể hiện!
Một bộ phận người Việt cứ nghĩ rằng, việc giải quyết thảm họa là việc
của chính quyền mà không phải là việc của họ nên khi chứng kiến một sự
việc có thể nếu thực hiện theo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thì họ đã buông
ra không ít lời chỉ trích giành cho chính quyền; rằng, các quan chức đã
không thèm quan tâm tới sinh mạng người dân đằng sau những khuyến cáo,
hành động của mình! Nhưng thực tình họ lại quên mất, trong các hành động
có tính "thử nghiệm" đó nếu có tổn thất, ảnh hưởng thì không ai khác
giới quan chức là người lãnh chịu hậu quả đầu tiên! Và cũng xin nhớ
rằng, không phải ngẫu nhiên và vô căn cứ khi hết lãnh đạo các cơ quan
ban ngành tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Đà Nẵng xuống tắm
biển và ăn cá; họ phải có một căn cứ gì đó đủ mạnh, đủ tin tưởng thì mới
dám hành động như thế bởi cũng như tất cả chúng ta, họ cũng là con
người và đã là con người thì đều quý mạng sống như nhau. Họ sẽ không bao
giờ tự biến mình thành một con chuột bạch dù cho lí tưởng, sử mệnh họ
đang mang trên mình lớn lao và kỹ vĩ đến thế nào!
Thế mới biết, một bộ phận người Việt cuồng/sùng các giá trị đến từ
Phương Tây là thế nhưng họ chỉ nghe qua, nghe vội mà không thèm quan tâm
cái bản chất bên trong đó là gì? Và điều đáng buồn nhất là dù chỉ nghe
vội, nghe qua thôi nhưng khi gặp vấn đề tương tự họ sẵn sàng đem ra để
so sánh, đối chiếu không khác gì mấy ông mù thi nhau bình phẩm các mặt
hàng tại một hội chợ thương mại vậy!
No comments:
Post a Comment