2016/05/06

Người Việt đang bị “hội chứng đám đông” gây nhiễu loạn

Loa Phường


Kết quả hình ảnh cho cá chết
Dư luận đang đặt vấn đề nghiêm trọng về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung và cách hành xử của giới truyền thông, dân chúng xứ Việt rất đáng sợ, trở thành miếng mồi ngon cho đám phản động lợi dụng được mùa “biểu tình yêu biển”.

VỀ KHOA HỌC, CHƯA CÓ CƠ SỞ KẾT LUẬN NGUYÊN NHÂN CÁ CHẾT DO FORMUSA XẢ THẢI
Tất nhiên nghi ngờ Formusa là có cơ sở vì phàm đã làm công nghiệp tất phải có nước thải dùng hóa chất, tất phải gây ô nhiễm môi trường nhưng đó có phải là nguyên nhân chính và kết luận được nguyên nhân chính này rồi mới nói đến việc đè cổ Formusa phải đền bù thiệt hại xem như là chuyện “không tưởng”. Trong khi đó khu vực cá chết này còn có đến 4 nhà máy nhiệt điện, lượng chất thải đừng nói là nhỏ. Ngay đến nước Úc, trong 1400 vụ cá chết hàng loạt từ năm 1970 đến nay, vụ việc đi đến kết luận những vụ không biết chiếm gần nửa. Kể cả những vụ đã kết luận phần lớn ở dạng “nghi vấn”.
Xem link https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10205083817409984&set=p.10205083817409984&type=3&theater
Một chuyên gia về môi trường cho rằng, cứ giả sử (formusa hay nước “nước lạ” nào là thủ phạm) sử dụng “chất độc là acid sulfuric thì để có hàm lượng 1g/m3 (nước hơi có vị chua, khéo lắm mới nhận ra, cá to bơi tung tăng), cần khoảng 600.000 tấn mới gây ô nhiễm được khối nước lớn như thế. Không con tàu nào có thể chở lượng acid khủng ấy, không có nước nào mất ngần ấy acid mà không gây bất ổn cung ứng hóa chất trong chính nước đó”.
Xét về nguyên nhân do độc tố hóa học thì dù bị lan tỏa theo dòng chảy từ formusa đến các tỉnh miền Trung thì “khối lượng chất ô nhiễm đủ để thay đổi 1 độ pH suốt chiều dài 260km cũng phải hàng trăm ngàn tấn hóa chất nguyên chất suy ra hàng trăm triệu mét khối nước thải. Không một điểm đơn lẻ nào có thể cung cấp khối lượng chất ô nhiễm lớn như vậy.”.
Xem link thảo luận giữa các chuyên gia môi trường https://www.facebook.com/nhat.dinh.98/posts/10205051153993419
Trên thực tế, Formusa từ đầu năm 2016 (tức trong gần 4 tháng) đã nhập về gần 300 tấn hóa chất với 104 chủng loại khác nhau, như chất chống gỉ, chất chống ăn mòn, các loại axit…, quá nửa số này không phải là các loại acid, tức không thể gây độc hại cho môi trường biển trên phạm vi rộng như vậy. Theo phân tích: “Rà soát danh sách 296.9 tấn hóa chất mà báo chí la làng "cực độc" thì thấy 95 tấn là phụ gia Recarburizer làm tăng độ nóng chảy của thép. Đấy là graphite không có gì là cực độc. Ngày xưa chúng mình bôi graphite từ đầu đến... Z! Còn khoảng 92 tấn chất tạo chảy khác cho thép, không phải là chất độc. Vậy loại ra 187 tấn không độc lắm.”
Ảnh chụp vệ tinh trước và trong những ngày cá chết từ trạm của Mỹ, không phát hiện dấu hiệu bất thường nào từ hệ thống xả thải (gây màu lạ, hay đổ lượng hóa chất cực lớn biển đổi màu nước biển, chẳng hạn).
Việc lấy mẫu nước biển hay cá chết đều không dễ kết luận ngay được nguyên nhân. Nước xả thải của Formusa đã bị hòa loãng với nước biển, không còn mẫu vật nguyên trạng để truy nguyên. Cá chết chỉ cần ươn thôi đã chứa hàng trăm chất độc rồi, đem phân tích chỉ có loạn.
Việc báo chí lề phải, lề trái đổ cho công ty Formusa này là “hàng tàu” nên nghi ngờ chính quyền “lệ thuộc vào Trung Quốc”, chịu thiệt không dám ngo ngoe hoàn toàn không cơ sở. Trung Quốc chỉ mua mấy công ty Plastic của Formusa, còn công ty Formusa Hà Tĩnh vẫn cổ phần của Đài Loan là chính, cán bộ quản lý và kỹ sư đều là người Đài Loan cả
Về hệ thống xả thải được cho là phải để nổi, từ đó cho Formusa và chính quyền Hà Tĩnh “câu kết” để xả thải trộm khi lắp hệ thống ngầm. Thực tế, hệ thống xả thải thế giới ngày nay thì việc lắp đặt của Formusa hoàn toàn đúng yêu cầu. Về điều này “chuyên gia” Phạm Quang Vinh cho rằng:
“ Thời buổi này không gì dễ hơn thổi bùng nỗi bức xúc của dân ta, ai cũng yêu nước nhất. Các nhà máy công nghiệp luôn lấy nước sông nước biển để làm mát. Sau chu trình tuần hoàn và xử lý, nước được thải ra sông biển bằng các đường ống đường kính hàng mét nằm sát đáy sông biển (nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, giảm thiểu tác động môi trường, nhất là nhiệt độ nước, bảo đảm an toàn cho vận hành nhà máy ...). Nước sông biển luôn có phù du, rong rêu, hà bám vào thành ống gây tắc, nên định kỳ, theo giờ, theo ngày, tháng mà phun các chất cực độc như chlor, xya-nua ... để tiêu diệt, loại trừ, quy trình vận hành, dose injection đều phải được thông báo và thông qua bởi cơ quan chức năng, các máy trắc quan cũng phải được lắp đặt. Đừng tin vào những tuyên bố kiểu đường ống bí mật, danh mục các chất cực độc hàng trăm tấn, v.v và v.v để đổ tại hết cty này đến cơ quan nọ, mà thùng rỗng lại càng kêu to. Mình có tham gia các công việc thầu EPC hay đầu tư lớn của cty ở Việt Nam nên biết, để nhập 1 lọ xyanua cực khó, với bao nhiêu giấy phép đủ kiểu nên phải nhập kiện hàng lớn cho bõ công làm thủ tục. Mặt khác, với các nhà máy công nghiệp lớn, tỷ dụ như nhiệt điện 600 MW, ngân sách tỉnh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm nên địa phương nào cũng sẵn sàng dành đất nông ngư nghiệp cho khu CN, cho nên chuyện tôm cá, thóc ngô vs industrialization, modernization đất nước là bài toán dài dài ...”
BÀN VỀ HỘI CHỨNG ĐÁM ĐÔNG
Bài viết của fb Lê Quốc Vinh đã bàn về hội chứng đám đông vụ cá chết này, “Khi chưa xây dựng được niềm tin, bất cứ việc gì làm, dù mang ý nghĩa tích cực, cũng bị nghi ngờ, thậm chí bị bóp méo”, người ta chỉ còn tin vào những gì họ muốn “biết” và phủ nhận mọi thứ khi đã mặc định một sự mất niềm tin vào chính quyền, kiểu chính quyền tiếp nhận Formusa, nay bao che cho nó xả thải, đánh đổi nghề cá, ngư dân lấy công nghiệp… Chính quyền đã xử lý, phản ứng chậm chạp với vụ cá chết, nhưng đến ngay cả khi những yêu cầu của “đám đông” được đáp ứng như “các vị lãnh đạo xuống tắm biển, ăn cá để an dân, nhưng ngay cả khi họ đã làm như vậy, thì vẫn có kẻ gán cho hành động ấy là mị dân và tiểu xảo (!). Các bộ ngành đang triển khai quan trắc, nghiên cứu, dù tiến trình chậm trễ, nhưng ở thời điểm này, bất cứ thông tin nào họ đưa ra cũng sẽ bị nghi ngờ, ném đá mà thôi, trừ phi kết quả đó phù hợp với định kiến sẵn có của đám đông. Tình huống này chẳng khác nào với vụ Danlait, khi mà các cơ quan có trách nhiệm, như Bộ Y tế, Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia, đưa ra kết quả kiểm nghiệm tích cực, cơ quan Quản lý Thị trường trả lại sản phẩm bị tịch thu, kể cả bảo chứng của một số cơ quan chức năng Pháp như Bộ Nông Lương và Đại sứ quán Pháp, thì đều bị đám đông cuồng nộ, giận dữ gán cho doanh nghiệp cái tội danh “mua chuộc”. Có lẽ, giờ phút này, chỉ có một cơ quan độc lập, đủ uy tín, ví dụ như một viện nghiên cứu quốc tế, mới có thể được dân tin mà thôi”. Chính phủ “hiểu” điều này nên một đoàn chuyên gia quốc tế đã được mời vào tìm nguyên nhân, tuy nhiên, nếu như kết quả đoàn chuyên gia này cho kết quả đúng ý muốn đám đông thì họ sẽ ca ngợi sự “độc lập”, còn nếu ra kết quả phù hợp với nguyên nhân do Chính phủ đưa ra, hẳn không ít “nhà báo mạng” sẽ phán xanh rờn, họ đã bị Chính phủ, Formusa hay chính quyền Hà Tĩnh mua chuộc để bla, bla…
Bài báo “Nhìn từ chuyện Formusa: Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh” đánh giá, Đài Loan là đối tác đầu tư đứng thứ 4 vào Việt Nam, chỉ sau Hàn, Nhật, Sing, bởi vậy không thể phủ nhận những gì các nhà đầu tư Đài Loan đã mang lại cho Việt Nam trong 25 năm qua, cả về đóng thuế, giải quyết việc làm và góp phần cho tăng trưởng chung. “Nếu chia trung bình, có thể thấy mỗi năm Đài Loan có khoảng 100 dự án mới tại Việt Nam, tức trung bình mỗi tuần gần 2 dự án”.
Về Formusa Hà Tĩnh đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt chấp nhận đầu tư từ năm 1994 đơn giản vì lợ ích kinh tế mang lại “tổng chi phí đầu tư là “rẻ” nhất so với các địa điểm khác cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài.“Rẻ” ở đây được hiểu là tổng thể nhiều yếu tố, trong đó có lợi thế cảng biển, chính sách thuế ưu đãi “khủng”, giá nhân công rẻ, điều kiện về môi trường dễ dãi, triển vọng thị trường đầu ra tốt cả về quốc tế lẫn nội địa, nguồn nước, nguồn điện khả thi và ổn định…”. Đến nay, Formusa đang là thực thể pháp nhân, là một bên trong hợp đồng kinh tế với chính quyền Hà Tĩnh, dù chưa đi vào hoạt động đã đóng góp 10 tỷ USD tiền thuế cho Hà Tĩnh, bởi vậy việc giải quyết (nếu đúng) Formusa là thủ phạm ô nhiễm môi trường (với điều kiện chứng minh được) thì nó sẽ phải đền bù thiệt hại, khắc phục hiện trạng… theo đúng hợp đồng, còn không đè nó ra để tống cổ khỏi Việt Nam như “yêu sách” của đám đông thì cứ chiểu theo hợp đồng đã ký mà Formusa kiện ra trọng tài quốc tế, lúc đó mức thiệt hại e rằng nhiều đời con cháu chúng ta trả không hết! Do vậy tác giả bài báo cảnh báo:
“Nói tóm lại, để bảo vệ lợi ích quốc gia nói chung, lợi ích môi trường nói riêng, không có cách nào khác là phải tranh đấu dựa trên “hợp đồng”, trên luật pháp và chứng cứ!
Đừng đặt một nhà đầu tư nước ngoài trước một cuộc “đấu tố” như hiện nay. Không chỉ sai về luật, chúng ta cũng chẳng được lợi gì về kinh tế và hình ảnh trước cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, về nguyên tắc, kinh tế là thương lượng, là win - win.
“Đấu tố” vu vơ trong trường hợp này không đưa lại lợi ích nào cho quốc gia cả. Việt Nam vẫn tiếp tục cần kêu gọi đầu tư nước ngoài cho những dự án mới, cho dù chúng ta có thể sẽ không ưu tiên công nghiệp, thậm chí từ chối hẳn những dự án gây ô nhiễm.”
Từ đó tác giả cũng tham vấn cho Nhà nước và chính quyền các “võ” để đấu trên sân chơi kinh tế quốc tế, không thể có bất cứ “cảm hứng” hay “hội chứng” nào ở đây sẽ giải quyết được vấn đề  khi chúng ta đã hội nhập thì phải chấp nhận “luật chơi công bằng”
Trở lại với ý kiến của fb Lê Quốc Vinh, khuyến cáo trách nhiệm của đám đông phát tin và tiếp thu thông tin: “Với các nhà báo, kể cả những người làm truyền thông trên mạng xã hội giống như các nhà báo, nên hiểu rằng, một ý tưởng thiên vị nhỏ trong cách mà họ đưa tin đều có thể tác động rất lớn đến tầng lớp thị dân và những người nông dân cảm tính. Từ khi chập chững học làm báo, các thầy giáo của tôi ở Hoa Kỳ và Australia đều dạy rằng, nhà báo buộc phải đưa tin một cách khách quan, chỉ nêu hiện tượng, sự kiện, mà không bình luận. Nếu muốn bình luận, chỉ có thể trích lời bình luận từ những nguồn xác tín. Tôi mong họ cũng như nhà báo Nguyễn Phạm Thu Uyên, đang trực tiếp đưa tin từ Vũng Áng, Hà Tĩnh, không thiên vị, không đóng dấu ấn cá nhân, chỉ có tường thuật những gì mình nhìn thấy.” 

Không biết rằng với những gì đã diễn ra, những nhà báo, những người muốn trở thành nhà báo mạng, người dân…có thấy bài học cần rút ra, tránh bài học đau đớn từ “hội chứng đám đông” như vụ cá chết này

No comments: