Campuchia
dưới thời Thủ tướng Hun Sen đã gặp phải không ít những thăng trầm,
nhưng điều mà ông làm được và thành công chính là tạo dựng một Campuchia
ngày càng trở nên ổn định về chính trị và nền kinh tế liên tục phát
triển. Và với việc tạo dựng cho mình những vị thế tương đối chắc chắn
trong lòng người dân nên Hun Sen đã lần lượt tránh được những đòn tấn
công từ các chính trị gia đối lập. Gần đây nhất, với việc bị Tòa án
Phnom Pênh có quyết định triệu hồi lãnh tụ đảng Cứu quốc đối lập CNRP
Sam Raisy về để xét xử một hành vi vi phạm pháp luật trước đó (nhưng ông
này đã không chấp hành và tiếp tục lưu vong tại Philippin) tương lai
chính trị của Vị Thủ tướng này càng trở nên thênh thang hơn; và nhiều
người cũng đã tỏ ra lạc quan khi tin tưởng rằng Hun Sen sẽ thực hiện
được giấc mơ làm Thủ tướng Campuchia đến năm 2030 khi ông này ở tuổi
79.
Ngoài
ra, với những điều thuận lợi hiện tại thì trước mắt đó là lợi thế, tiên
đề quan trọng để chính đảng CPP do Hun Sen làm Chủ tịch có thể thắng
lợi áp đảo trong cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào giữa năm 2018 tới
đây.
Tuy
nhiên, mới đây nhất vị Thủ tướng sinh năm 1951 này lại gặp phải một vấn
đề mà nếu không giải quyết thì đó là cái cớ để các chính đảng đối lập
khác (ngoài CNRP) có thể sử dụng để đấu tố ông và đương nhiên, nếu nó
diễn ra trong thời gian dài thì sẽ là bất lợi cho CPP và chính cá nhân
ông!
Trong
quá khứ, vin vào cớ cho rằng, ông Hun Sen trên cương vị Thủ tướng đã có
những động thái đi đêm, nhân nhượng Việt Nam trong vấn đề phân định,
cắm mốc trên biên giới đất liền, CNRP đã từng phát động một chiến dịch
với mục đích hạ bệ, vu cáo ông Hun Sen bán nước cầu vinh, làm tay sai
cho Chính quyền Hà Nội. Và thật may Hun Sen và CPP cầm quyền đã vượt qua
được điều này khi các chính trị gia của CNRP lần lượt bị báo giới, cơ
quan truyền thông nước này bóc mẽ, tố cáo kích động người dân biểu tình
chống lại Chính phủ. Kem Sokha, lãnh tụ thứ 2 của CNRP đã bị cắt chức
Phó Chủ tịch Quốc (một chức vụ được thỏa thuận giữa CNRP và CPP để sớm
ổn định tình hình).
Và
lần này, sự việc tương tự lại tái diễn. Có điều, nó không hướng trực
tiếp tới Hun Sen như sự việc lần trước, mà thông qua người con cả của
Hun Sen - Trung tướng Hun Manet. Theo đó, một số tờ báo của nước này đã
phản ánh về tin đồn Hun Manet - con trai cả của Hun Sen là sản phẩm của
mối tình giữa Vợ ông với một quan chức người Việt và đòi hỏi thử DNA để
làm sáng tỏ tin đồn!
Trên
thực tế, cũng như cáo buộc "Hun Sen đi đêm với Chính quyền Hà Nội"
trong quá trình phân định, cắm mốc biên giới đất liền trước đó, tin đồn
thất thiệt này một lần nữa muốn thể hiện rằng cá nhân Thủ tướng Hun Sen
có những ràng buộc nhất định với chính giới Việt Nam. Điều này thêm một
lần nữa phụ họa cho luận thuyết cho rằng, đây là lí do khiến Hun Sen
không quyết liệt trong việc đòi lại chủ quyền tại vùng Nam Bộ cũng như
việc Chính Phủ do ông đứng đầu có xu hướng thân Việt Nam (?)
Ngoài
ra, có một nguyên nhân không thể không nói tới là việc gần đây báo giới
nước ngoài và tại Campuchia đưa tin về ý định kế nghiệp cha của con
trai cả Hun Sen - Hun Manet. Nếu mọi sự thành hiện thực thì đương nhiên
đó là điều mà nhiều chính đảng đối lập, trong đó có CNRP phải lo lắng
ngay từ bây giờ. Và một chiến dịch nhắm vào người kế cận Hun Sen vì thế
cũng đã được các chính đảng đối lập này khởi động! Điều này cũng hoàn
toàn có cớ khi Hun Manet liên tục được bổ nhiệm các chức vụ quan trọng
trong bộ máy quân đội nước này (Hun Sen cũng xuất thân từ Quân đội) khi
lần lượt được phong cấp hàm tướng và giữ chức Phó Tư lệnh Lục quân các
lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF) khi mới 34 tuổi (năm
2011); mới đây nhất, Hun Manet cũng đã được thăng lên hàm Trung tướng và
đảm nhận cương vị Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố (năm
2013). Việc Hun Manet "là người Campuchia đầu tiên học tại Học viện Quân sự Mỹ ở West Point, New York" cũng là một chi tiết khiến những đồn đoán về tương lai nhân vật này càng trở nên rõ nét hơn bao giờ hết!
Việc
đứng trước những tin đồn có tính hạ bệ này là một việc hệ trọng và có
vẻ do đã quá quen với những tin đồn kiểu này nên vị Thủ tướng này đã
ngay lập tức đăng đàn để chia sẻ về những điều liên quan. Hun Sen cũng
không ngần ngại khi nói lên sự thất vọng của mình khi: "Dù đã
hy sinh rất nhiều để mang lại ổn định cho đất nước, phát triển cơ sở hạ
tầng và giảm bất bình đẳng, nhưng nhiều người dùng mạng xã hội dường
như chỉ thảo luận về những tin đồn thất thiệt". Và thay vì giải thích quá nhiều về đồn đoán, Hun Sen đã lên tiếng xác nhận rằng: "Hỡi những người anh em, chị em và nhân dân Campuchia, Hun Manet là đứa con trai tội nghiệp của tôi”.
Và
xin thưa rằng, với sự xác đoán này Hun Sen đã sử dụng cả danh dự, tương
lai chính trị của mình để xác đoán về một tin đồn. Nghĩa là để người
dân Campuchia (nói đúng hơn là những người gieo rắc tin đồn và những
người đã chót tin), Hun Sen đã đưa tất cả những gì quan trọng nhất với
mình để cá cược và đảm bảo mặc cho đó không phải là điều dễ dàng gì với
ông!
Tin
chắc rằng, sau lời khẳng định có tính đảm bảo ấy, sẽ không người dân
Campuchia nào nhắc lại tin đồn thất thiệt về gia đình Hun Sen và điều
này bên cạnh cho thấy Hun Sen đã vượt qua được những khó khăn từ một sự
việc không tưởng thì nó cũng phần nào thể hiện thêm rằng, với người dân
Campuchia chỉ cần Hun Sen lên tiếng và đảm bảo thì mọi sự đâu lại vào
đấy. Xin khẳng định lại lần nữa, Uy tín trước người dân chính là thứ vũ
khí sắc bén giúp ông có thể trụ vững từ năm 1999 đến nay trên cương vị
người đứng đầu Chính phủ.
Qua
đây, cũng xin nói với những ai đã, đang và sẽ sử dụng chiêu thức hạ bệ
những nhà lãnh đạo, vị lãnh tụ thông qua việc công bố những thông tin
thất thiệt về bí mật đời tư rằng: Những cây ngay sẽ không bao giờ sợ
chết đứng và hãy coi chừng khi chưa làm cây chết đứng được thì có khi
mình đã chuốc họa vào thân! Đó cũng chính là lí do lí giải tại sao hình
tượng, nhân cách, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh dù gặp phải không ít
những trò bẩn thỉu tương tự song vẫn đủ sức đứng vững và trường tồn cùng
dân tộc Việt Nam!
No comments:
Post a Comment