Về
với khu vực được cho là trung tâm, là nơi thiệt hại nặng nề nhất trong
thảm họa cá chết hàng loạt vừa qua tại khu vực miền Trung - Hà Tĩnh vào
đúng ngày Quốc tế Lao động 1.05. Ngay lập tức người đứng đầu Chính phủ
đã triệu tập một cuộc họp đặc biệt mà xét về mặt quy mô không kém gì một
cuộc họp diễn ra tại Hà Nội về vụ cá chết hàng loạt. Tham dự dự họp
ngoài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn có 02 Phó thủ tướng là Trịnh
Đình Dũng, Vũ Đức Đam cùng Bộ trưởng, người đại diện các Bộ, ngành liên
quan như Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Tài nguyên & Môi trường,
Bộ nông nghiệp & phát triển nông thông, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà
nước, Bộ Thông tin & truyền thông, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng; lãnh
đạo các tỉnh có thiệt hại, liên quan: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.
Nội dung cuộc họp như lời thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu vào đầu cuộc họp là để tìm biện pháp khắc phục hiện tượng hải sản chết bất thường.
Thủ tướng Chính phủ đã nói gì tại cuộc họp?
Ngay
sau khi vào cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, Chính
phủ đã có những động thái chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương
liên quan vào cuộc ngay từ đầu để làm rõ nguyên nhân hiện tượng cá chết
bất thường cũng như khắc phục thiệt hại do thảm họa gây nên. Trong đó,
Chính phủ đã 02 lần cử Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trực tiếp vào và
chỉ đạo các địa phương, bôh ngành cùng vào cuộc để xử lý.
Điều này cho thấy, cá nhân Thủ tướng Chính phủ đã nghe được những điều
không hay về vai trò, trách nhiệm của Chính phủ trên cương vị là cơ quan
hành pháp cao nhất của Nhà nước đối với hiện tượng cá chết hàng loạt.
Việc dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ trực tiếp vào Hà Tĩnh làm việc
lần này của thủ tướng Chính phủ vì thế không phải là một hành động có
tính gỡ rối hay chữa cháy khi đã vào tình thế đã rồi. Mà thông qua hành
động trực tiếp của mình, người đứng đầu Chính phủ muốn thể hiện sự quan
tâm đặc biệt của cá nhân mình và Chính phủ với những gì đang xảy ra tại
khu vực miền Trung.
Và tất nhiên, dù không nói ra thì ai cũng hiểu, Thủ tướng muốn truyền
tới người dân bức thông điệp rằng thủ tướng không xuất hiện, lãnh đạo
Đảng, Nhà nước không xuất hiện tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị hay
Thừa Thiên Huế không có nghĩa là họ đứng ngoài cuộc. Mọi động thái chỉ
đạo của Chính phủ trong vụ việc vừa qua không nhất thiết ai cũng phải
biết, nhất là trong bối cảnh báo chí, các trang tin đang có xu hướng làm
sai lệch, nhiễu loạn thông tin hơn là góp sức vào để giải quyết ổn định
tình hình.
Với một tinh thần thẳng thắn như thế, người đứng đầu Chính phủ đã yêu
cầu các Bộ, ngành, các địa phương liên quan thực hiện tốt 02 nhóm công
tác trọng tâm: Một là đưa ra biện pháp giải quyết, giúp ổn
định tư tưởng người dân, kiểm soát an ninh trật tự, an toàn xã hội ở
các địa phương gặp sự cố với quyết tâm chính trị cao nhất. Để thực hiện
điều này, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ
cùng các Bộ, ngành liên quan điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa
này. Trong đó khẳng định nếu chuyên gia trong nước không đảm bảo,
đủ khả năng tìm ra nguyên nhân thì thuê các nhà khoa học, đội ngũ chuyên
gia đến từ nước ngoài thực hiện.
Và ở đây nếu không tinh ý thì sẽ không hiểu hết ý tứ trong chỉ đạo của
thủ tướng Chính phủ. Rằng, theo thủ tướng việc đến thời điểm hiện tại
chưa tìm ra được nguyên nhân của hiện tượng cá chết hàng loạt có những
lí do thuộc về nhân tố khách quan. Một trong những nguyên nhân được nói
đến là cơ sở vật chất, trình độ của các nhà khoa học, chuyên gia trong
nước chưa đáp ứng được việc đưa ra kết luận trong thời gian ngắn. Đây
cũng là khó khăn chung mà không riêng gì Việt Nam đang gặp phải trong
quá trình kết luận nguyên nhân các hiện tượng thiên nhiên tiêu cực xảy
ra trên diện rộng.
Cùng với việc sớm có kết luận về nguyên nhân cá chết thì vấn đề trách
nhiệm đối với sự việc cũng đã được thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
đặt ra trong cuộc họp. Theo đó, để không xảy ra tình trạng môi trường
tương tự xảy ra, bên cạnh việc Chính phủ cam kết, kiên quyết bảo vệ
quyền lợi chính đáng của nhân dân thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng
định, dù bất kỳ cơ quan tổ chức, cá nhân nào vi phạm pháp luật, đều phải
điều tra làm rõ trên cơ sở căn cứ khoa học và xử lý nghiêm.
Trên thực tế, đây là vấn đề đã được đặt ra ngay từ đầu sau khi hiện
tượng cá chết xảy ra, tuy nhiên như đã nói ở trên thì chính vì việc giải
mã nguyên nhân cá chết gặp khó khăn cho nên đến thời điểm hiện tại vẫn
chưa có một chủ thể nào bị buộc phải nhận trách nhiệm. Việc công
bố nguyên nhân cá chết vì thế là việc mà Chính phủ và các cơ quan chức
năng sẽ
phải thực hiện nhưng theo thủ tướng Chính phủ thì "những kết luận
phải có cơ sở khoa học chặt chẽ".
Nhóm giải
pháp thứ 2 được Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đến trong chỉ đạo tại Hà Tĩnh là ổn định cuộc
sống
lâu dài cho nhân dân, trong đó có vấn đề đánh bắt cá. Riêng đối với nhóm
giải pháp này, theo thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, 02 Phó thủ
tướng và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan thì Nhà nước sẽ hỗ trợ ngư dân
cả về vật chất và thu mua cá.
Mặc dù việc thu mua cá và hỗ trợ một phần vật chất cho ngư dân không phải là một biện pháp lâu dài, nhất là trong bối cảnh nhiều khu vực khác trong cả nước cũng đang chịu nhiều vấn nạn do sự khắc nghiệt của thời tiết. Tuy nhiên, trước khi có một hệ thống biện pháp thực sự căn cơ, đủ mạnh để kiểm soát tình hình hiện tại thì đây là một giải pháp có tính bước đệm để đảm bảo cuộc sống người dân tại vùng thiệt hại không chịu quá nhiều những biến động.
Như vậy, với việc có mặt tại Hà Tĩnh trong một thời điểm hết sức đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác của Chính phủ đã không chỉ xua tan những đồn đoán không hay về trách nhiệm, động thái của Chính phủ và các cơ quan hữu trách trong vụ việc. Điều đáng nói hơn hết, Thủ tướng đã thể hiện quyết liệt trong việc chỉ ra những điều cần làm ngay trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
Và thiết nghĩ rằng, điều mà mỗi chúng ta cần làm trong thời điểm hiện tại là chờ đợi vào hệ thống 02 giải pháp đã được Thủ tướng chỉ ra, yêu cầu các bộ, ban ngành, các địa phương liên quan thực hiện!
Mặc dù việc thu mua cá và hỗ trợ một phần vật chất cho ngư dân không phải là một biện pháp lâu dài, nhất là trong bối cảnh nhiều khu vực khác trong cả nước cũng đang chịu nhiều vấn nạn do sự khắc nghiệt của thời tiết. Tuy nhiên, trước khi có một hệ thống biện pháp thực sự căn cơ, đủ mạnh để kiểm soát tình hình hiện tại thì đây là một giải pháp có tính bước đệm để đảm bảo cuộc sống người dân tại vùng thiệt hại không chịu quá nhiều những biến động.
Như vậy, với việc có mặt tại Hà Tĩnh trong một thời điểm hết sức đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác của Chính phủ đã không chỉ xua tan những đồn đoán không hay về trách nhiệm, động thái của Chính phủ và các cơ quan hữu trách trong vụ việc. Điều đáng nói hơn hết, Thủ tướng đã thể hiện quyết liệt trong việc chỉ ra những điều cần làm ngay trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
Và thiết nghĩ rằng, điều mà mỗi chúng ta cần làm trong thời điểm hiện tại là chờ đợi vào hệ thống 02 giải pháp đã được Thủ tướng chỉ ra, yêu cầu các bộ, ban ngành, các địa phương liên quan thực hiện!
No comments:
Post a Comment