Nguyet Van Do
Ống xả ngầm - có phép hay trái phép - nên hay không nên?
Quy chuẩn Việt Nam có chuẩn không?
(Tiếp tục update từ việc lắng nghe ý kiến chuyên môn)
Bạn Cá chả thích thú gì việc đất nước này phá rừng, biển, bưng bê và tung hô các khu công nghiệp, chung cư cao ốc, xuất nhập khẩu... ầm ĩ. Cực chẳng đã mới biên status này - vì tôn trọng nguyên tắc khách quan - dựa vào khoa học! Vụ cá chết là dịp đọc và tìm hiểu về khoa học môi trường, sinh thái biển, xử lý chất thải - và thấy mình thật nghèo nàn dốt nát!
Khi nghe vụ nhà máy xây ống xả ngầm, đã thấy dân mạng ầm ầm phản đối. Mỗi người có thể search 1 cách cẩn thẩn hỏi thầy Google, hoặc phải nghe kĩ ý kiến chuyên gia. Ở đây, bạn Cá search, hỏi và tổng hợp thông tin thêm thì được học thế này:
(1) Xả ngầm có nên không:
Anh Nhất Đình: "Hệ thống xả ngầm thì google Ocean Outfalls là ra những hệ thống lớn trên thế giới còn đang hoạt động. Loại lìu tìu của nhà máy hóa dầu, nhiệt điện thì đầy nhưng khó tìm hơn. Khối lượng nước lớn, dù sạch như nước cất cũng phải xả ngầm nhiều hơn 1 điểm, qua các vòi khuếch tán để dễ trộn với nước biển mà không gây sốc cho cá. Nước làm lạnh thì xả qua kênh nối cho nó giảm bớt nhiệt độ tí nào hay tí ấy trước khi xuống biển."
Và lúc nãy bên post anh Ngô Bảo Châu có một anh nói thế này:
"Nhiệm vụ chính của ống xả nước thải đối với khu luyện thép là thải nước làm mát, tức là nước nóng hơn môi trường. Yêu cầu khi xả nước nóng ra môi trường là phải đảm bảo nước này không làm thay đổi đáng kể nhiệt độ môi trường để ảnh hưởng tới các hệ sinh thái biển. Muốn làm điều này, phải bố trí đầu xả ở khá xa bờ, nơi có độ sâu nước khá lớn và nước nóng phải thải ra ở độ sâu khá lớn. Ở vị trí này, các điều kiện động lực như sóng, dòng chảy khá mạnh mẽ; nước nóng được thải ra sẽ đối lưu và xáo trộn mạnh với các lớp nước phía trên; do vậy, nó làm thay đổi nhiệt độ nước ở môi trường xung quanh một lượng không đáng kể.
Ngoài lý do về môi trường sinh thái như nêu trên, việc xả nước nóng ở xa bờ và khá sâu là để đảm bảo nguồn nước thải không bị dòng chảy mang vào gần bờ và bị hút lại để làm mát, do vậy giúp tăng hiệu quả cho quá trình làm mát. Lý do thứ 3 là kinh tế và sự an toàn của đường ống xả. Đặt ống ngầm sẽ giảm chi phí do đặt ở độ sâu lớn sẽ giảm tác động của sóng và không cần xây những chân đế quá cao.
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nước làm mát ở các cơ sở sản xuất lớn đều được xả ra biển xa bờ bằng ống ngầm tại các độ sâu khá lớn. Không thể xả nước làm mát ở mặt biển vì nước thải sẽ làm nóng cả vùng biển, gây tác hại rất lớn tới môi trường.
Ống xả nước thải của Formosa đã được thiết kế theo các nguyên tắc nêu trên và được thiết kế tuân thủ đúng các tiêu chuẩn môi trường. Đây là lý do để Bộ TNMT cấp phép xây dựng ống này. Vấn đề còn lại là kiểm soát nước thải ra. Đó là trách nhiệm của Bộ TNMT."
(2) Có phép hay trái phép
Có phải "Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết Formosa xả nước thải ra biển qua hệ thống ống ngầm là trái phép", rồi yêu cầu làm nổi hay không. Thì một lần nữa, lại cảnh giác với báo chí và các facebook-ers trích dẫn không đầy đủ, "ai đồ" Nhat Dinhgiải thích: "Phải nghe câu nói của Bộ trưởng trong toàn bộ ngữ cảnh thì thấy đang nói về lấy mẫu để kiểm soát. Trong ngữ cảnh ấy thì Không được phép ở đây là không được phép làm cống dài như thế mà không có điểm lấy mẫu trên mặt nước ở một vài điểm giữa và cuối. Mỗi lần lấy mẫu phải lấy mẫu ngầm ở đầu ống xả. Formosa cần điều chỉnh thiết kế làm thêm mấy điểm lấy mẫu."
(3) Quy chuẩn Việt Nam có chuẩn không?
Câu trả lời tóm tắt từ anh Nhất Đình: "QCVN nước thải công nghiệp tương đương với Singapore".
Vậy có bảng so sánh cho thấy giá trị giới hạn được phép xả thải của Formosa lại cao hơn QCVN10-MT ở tất cả các chỉ số?
"Đương nhiên là giá trị xả thải công nghiệp phải cao hơn giá trị nước thủy vực tự nhiên. Ở Sing cũng thế mà."
"QCVN 52 tương đương với cho phép xả vào nguồn nước không lấy làm nước uống của Sing (i.e. ra biển). Còn xả vào đường ống quay vòng được phép ô nhiễm hơn xả ra biển. Vì doanh nghiệp nhỏ (e.g. nhà hàng) không thể tự xử lý đến mức xả ra biển nên Sing phải có 3 cấp độ xả. VN còn nhiều cấp hơn, cho từng loại hình CN"
Câu giải thích đầy đủ: ...hãy lấy Singapore là nước chuẩn nhất quả đất về môi trường. Nước công nghiệp xả vào (i) cống ô nhiễm hơn nước xả vào (ii) nguồn nước không uống và nguồn nước không uống cho phép ô nhiễm hơn (iii) nguồn nước uống.
Người ta làm thế nào?
Nước thải công nghiệp xử lý đạt chuẩn xả thải công nghiệp (trade) được đưa vào đường ống đến nhà máy xử lý nước công nghiệp cùng nước đô thị. Nước công nghiệp (BOD=5) phần lớn được trả lại quay vòng cho công nghiệp. Một phần được xử lý tiếp để xả vào môi trường. Một phần rất nhỏ được xử lý thành nước uống (New Water). Khách du lịch dùng New Water hay ngộ nhận là Singapore xử lý toàn bộ nước thải về chuẩn uống được. Người ta không ngu như vậy, dù họ rất giàu.
Xem bảng chuẩn của Sing cho 3 nguồn (i) cống; (ii) nước không uống, và (iii) nước uống ở đây: http://www.nea.gov.sg/…/water-pollution-co…/allowable-limits
Những trao đổi tiếp theo là lưu lượng xả thải có hợp lý - và quá trình tham vấn cộng đồng cả về môi trường, xã hội, sức khỏe... Phần này sẽ xin biên status riêng, vì nó là tồn tại không chỉ vụ này mà bất cứ lựa chọn nào!
----------------
2 ảnh này là nguồn từ trên mạng, trong đó có tập đoàn Veolia của Pháp mà Cá được biết là cố gắng tận dụng mọi nguồn thải - đầu vào đầu ra để tạo thành năng lượng khép kín và giảm nguồn thải. Hi vọng những tin đồn đúng là ở VN có nhà máy cũng có 1 hệ thống khép kín rất hiện đại như thế!
No comments:
Post a Comment