Vậy
là đã qua 41 năm ngày chiến thắng, giải pgongs miền Nam, thống nhất đất
nước và cũng là 41 năm hòa bình dựng xây, phát triển. Đất nước qua 41
năm loay hoay chống chọi với thù trong, giặc ngoài tìm đường phát triển
thoát nghèo và khá giả hơn.
41
năm là đã quá nửa đời người (theo tuổi thọ bình quân) vậy là đã có quá
nửa dân số là lớp trẻ được sinh ra sau ngày 30/4 và họ chỉ được nghe
lại về nó chứ không trải qua nó. Vì vậy, họ ít động lòng trắc ẩn về nó.
Trái lại, non một nửa còn lại của của tuổi già, những người trải qua
chiến tranh khốc liệt lại rất nhạy cảm về nó.
Ngày
30/4 những người tìm đường trở lại chiến trường xưa với tâm trạng bùi
ngùi về những đồng đội đã mất, lắng lòng trước những mảnh rừng đầu sông,
ngọn suối, bãi sình lầy đã rút kiệt một thời trai trẻ của họ.
Trong
những cuộc trở lại đó, có cuộc trở lại của hòa giải hòa hợp giữa những
người hai bên chiến tuyến. Hôm nay, tôi bắt gặp một cuộc trở lại như vậy
qua bức ảnh được ai đó đưa lên Facebook. Bức ảnh được chú thích "30/4/2016 tại nhà hàng Ngã Ba Sông". Tất cả họ tôi không quen biết nhưng có một điểm chung, họ cùng lứa tuổi với tôi và cùng trải qua chiến tranh.
Tại nhà hàng Ngã Ba Sông
Những
người ngồi quanh bàn tiệc, nở nụ cười tươi, thân thiện tại nhà hàng Ngã
Ba Sông, TP Hồ Chí Minh là những người từng ở hai đầu chiến tuyến. Họ
ngồi đấy từ 19h đến 23h 50 phút để xem bắn pháo hoa mừng ngày Thống Nhất
Đất Nước và trao đổi giao lưu chủ đề hoà hợp, hoà giải.
Cuộc
gặp có nhà báo Hải ngoại Nguyễn Phương Hùng (cựu sỹ quan Thủy quân lục
chiến VNCH), nhân sỹ hải ngoại Võ Đông Cung (cựu sỹ quan Tình báo VNCH
), cựu chiến binh quân đội NDVN Nguyễn Khắc Nhu (nhân chứng lịch sử,
người đã tham gia bắt sống nội các chế độ VNCH, áp giải tổng thống Dương
Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mẫu ra đài phát thanh đọc tuyên bố đầu
hàng quân giải phóng sáng 30/4/1975), CCB Võ Công Tâm (hiện là giám đốc
BQL điện lực Miền Nam), CCB Hoàng Lê Phước, Doanh nhân Nguyễn Chánh.
Vậy
là đủ cả nhân chứng hai chiến tuyến đã từng một thời nổ súng vào nhau,
sống mái với nhau. Có điều hôm nay họ ngồi quanh bàn tiệc, cụng bia, nét
mặt hân hoan. Thật là đẹp, thật là thái hòa, nhân văn như truyền thống
vốn có của người Việt. Tôi khâm phục họ.
Chợt
nghĩ, giá như những người Việt có hoàn cảnh như họ nay đang lưu lạc bốn
phương cũng trở về như họ mà khoan thai đi giữa quê hương, thăm lại nơi
chôn chau cắt rốn, nở nụ cười quanh bàn tiệc không chút mặc cảm. Ở cố
hương không phải chỉ có người nửa bên kia chiến tuyến mà còn có nhiều,
rất nhiều đồng liêu, đồng tuế, đồng ngũ, đồng cấp của họ ở lại, không ra
đi mà vẫn bình an, thành đạt.
Nhìn
họ tươi cười, thoáng chút buồn vì cũng ngày này 30/4 ở bên kia bán cầu
vẫn còn một nhóm những người cố chấp hô hào "chuyển lửa về quê hương"
với mong muốn đốt cháy thêm ngọn lửa hận thù. Nhìn họ qua những bức ảnh
trên mạng XH, thập thững những bước chân già nua, với những bộ quân
phục, súng nhựa, cớ ba que, đội ngũ xộc xệch, mỗi ngày một thưa thớt mà
thấy thương.
Dẫu
biết rằng "mua vui cũng được một vài trống canh" nhưng vẫn cố dật giờ
diễn kịch. Thế hệ con cháu họ, những người chỉ nghe kể về chiến tranh
thì đang tìm đường trở về. Nếu còn ai chưa về thì chẳng qua vì đạo lý
phụ tử mà nín nhịn bởi cha mình chẳng còn sống được bao lâu nên chẳng
dám trái lời.
Đã
sang cái thời của tuổi "cổ lai hy" sao lại cố chấp làm vậy làm buồn
lòng con trẻ, làm thất vọng lòng vị tha, nhân hậu của dân tộc mình.
No comments:
Post a Comment