Chiềng Chạ
Thông tin từ báo Công an nhân dân cho hay: "Theo tin từ TAND TP Hà Nội cho biết, ngày 23- 3, cơ quan này sẽ đưa mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Hữu Vinh (60 tuổi, trú tại số 5/2/4D phố Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội), nơi ở hiện nay Tòa nhà G03, Khu đô thị Ciputra, phường Xuân La, quận Tây Hồ bị truy tố về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân (theo Điều 258 Bộ luật hình sự).
Cùng bị đưa ra xét xử trong vụ án còn có Nguyễn Thị Minh Thúy (36 tuổi, trú tại Khu tập thể Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình)".
Cũng phản ánh về thông tin này, Chủ FB Lê Nguyễn Hương Trà (Chủ blog Cô Gái Đồ Long) cho hay: "Sau gần hai năm (5.5.2014) bị bắt giam và cáo buộc có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng internet, "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo Điều 258 BLHS; Tòa án nhân dân Hà Nội vừa ra thông báo mở phiên tòa xét xử Anh Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh (1956) vào ngày 23.3 tới đây!
Cùng vụ xét xử có chị Nguyễn Thị Minh Thúy, nhân viên cũ của anh Vinh tại công ty TNHH Điều tra và Bảo vệ – VPI, được cho là người trực tiếp quản lý trang anhbasam từ 2012. Sau khi anh Vinh bị giam giữ, trang web nổi tiếng này vẫn tiếp tục hoạt động!".
Nhân sự kiện Toà án nhân dân TP Hà Nội chính thức đưa vụ án Nguyễn Hữu Vinh và đồng bọn ra xét xử, Mõ Làng xin điểm lại đôi nét sơ lược về thân thế, quá trình phạm tội của nhân vật này cùng động bọn. Và tin chắc rằng với những gì đã chỉ ra ở sau đây, Nguyễn Hữu Vinh sẽ không được tha bổng sau phiên toà như lời đồn đoán của một số người về kết quả phiên toà.
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đang trong giai đoạn chiến tranh, nhưng may mắn hơn những bạn bè cùng trang lứa, Nguyễn Hữu Vinh có một gia đình mà không ít người khi ấy đã phải mơ ước. Cụ Nguyễn Hữu Khiếu, thân sinh của Nguyễn Hữu Vinh dù không được xếp vào hàng "Khai Quốc công thần" hàng đầu của chế độ mới song với các vai trò được đảm trách lúc còn sống như "Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa III, Khóa IV), Đại biểu Quốc hội Việt Nam (Khóa II, Khóa III, Khóa IV), đã từng giữ các chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương, Bộ trưởng Bộ Lao động, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Liên Xô, Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, Bí thư Ban Cán sự Đảng ngoài nước" sẽ không ai dám nghĩ rằng ông có một người con dám đạp đổ tất cả những gì người cha mình đã từng cống hiến và chung tay gây dựng nên?
Và như Mõ Làng đã từng viết trong bài"Nguyễn Hữu Vinh - Ba Sàm là ai?" trước đó: "Năm 1974, cũng như con cái của nhiều cán bộ cao cấp khác lúc bấy giờ, Vinh được đưa vào đào tạo ở trường Sĩ quan an ninh. Ra trường, Vinh được bố trí công tác tại một đơn vị an ninh có danh tiếng ở Bộ Công an, được phép tiếp cận với nhiều đối tượng cấp cao trong bộ máy ngụy quân, ngụy quyền chính quyền Sài Gòn trong các trại cải tạo, cải huấn sau ngày Miền Nam giải phóng. Được ít năm, Vinh xin chuyển khỏi ngành Công an, sang làm việc ở Ban việt kiều trung ương.
Đứng chân ở Ban Việt kiều Trung ương được một thời gian khá lâu, trong giai đoạn đổi mới mạnh mẽ, Vinh bỏ ngang ra ngoài thành lập Công ty thám tử tư. Do luật pháp chưa cho phép thành lập những công ty thám tử như vậy, Vinh đành dán cái mác công ty dịch vụ bảo vệ nhưng vẫn treo biển và hoạt động với chức năng thám tử tư và tồn tại cho đến bây giờ".
Cuộc sống của Nguyễn Hữu Vinh sẽ chẳng có gì phải quá lo nghĩ nếu anh ta chịu yên vị với những công việc được sắp chỗ của chính mình. Hoặc là anh chỉ cần một sự cố gắng nho nhỏ thì chắc chắn cũng sẽ ít nhiều thu về thành quả cho riêng mình. Tuy nhiên, dường như hành trình trước khi dấn thân vào con đường dẫn đến trạng huống hôm nay của Vinh đã có một điều gì đó không bình thường, thậm chí là bất thường. Tốt nghiệp Sỹ quan An ninh - một ngôi trường mà không chỉ thời điểm ấy, đến nay vẫn còn là niềm mơ ước của nhiều người nhưng Vinh chỉ làm vài năm rồi xin chuyển ngành với những lí do không một nhà làm Tổ chức khi đó có thể chịu đựng được: Cảm thấy không thích hợp với công việc đang làm! Và Vinh chỉ được toại nguyện khi những nhà tổ chức kia nể ông Cụ thân sinh ta Vinh - Cụ Nguyễn Hữu Khiếu.
Rất nhiều người cùng thời với Vinh thuở ấy đã nghĩ rằng đó là lối rẽ duy nhất mà Vinh thực hiện và Vinh sẽ yên thân với cương vị một cán bộ tại Ban Việt Kiều Trung ương. Tuy nhiên, họ đã lầm khi Vinh tiếp tục có thêm cho mình một sự lựa chọn mới khi có đơn xin ra khỏi Ban Việt Kiều Trung ương và đây cũng là dấu mốc đánh dấu Nguyễn Hữu Vinh chính thức không còn là "người nhà nước" như cách gọi của nhiều người giai đoạn ấy. Và rồi với ý nghĩ biết đâu Vinh sẽ cảm thấy hứng thú và thích hợp với cương vị Giám đốc một công ty thám tử tư tư nhân. Cũng xin nói luôn rằng, công ty thám tử tư do chính Vinh sáng lập, điều hành là mô hình công ty thám tử tư đầu tiên tại Việt Nam?
Có lẽ mọi sự sẽ chẳng đến nỗi nào nếu công ty thám tử tư của Vinh ăn nên làm ra và nếu mọi sự thuận buồm xuôi gió thì biết đâu Vinh sẽ là một doanh nhân trong một cái nghề tương đối mới tại Việt Nam hiện nay. Nhưng có lẽ "cái chết" của công ty thám tử tư của Vinh không chỉ cho thấy đó là một nghề tương đối mới mẻ và chưa thể thích ứng với xã hội Việt Nam dù đó là thời điểm hiện tại mà nó còn cho thấy sự bế tắc của một con người khi ra khỏi cơ chế nhà nước. Hay nói rõ hơn, ở Vinh đã ngộ nhận về khả năng của chính mình và khi đi ra khỏi cái cơ chế vốn bao bọc mình, nâng đỡ mình Vinh đã trở thành một người rơi vào trạng thái cô độc và bất lực.
Đó là chưa nói đến việc đến với một cái nghề như một sự thử nghiệm khi bất thành đã khiến Vinh gánh một khoản nợ tương đối lớn. Rõ ràng, sẽ không thể lấy sự khó khăn về đời sống kinh tế, sự bí bách về mặt tiền bạc để nguỵ biện và lí giải sự tha hoá, biến chất của một con người nhưng đối với trường hợp của Nguyễn Hữu Vinh thì không thể không nói đến điều này.
Bị vỡ nợ, bị thúc ép về việc thanh toán các khoản nợ trong bối cảnh lực bất tòng tâm đã khiến Nguyễn Hữu Vinh không thể nghĩ được gì hơn. Vinh đã bỏ qua truyền thống của gia đình, danh dự của người cha quá cố để lao vào một hành trình mà có lẽ gã chưa có bất cứ sự chuẩn bị nào về mặt tâm lý và các yếu tố liên quan khác. Cho nên, nếu có một sự đánh giá về nguyên nhân có một Nguyễn Hữu Vinh hôm nay thì đó chỉ có thể là chính Vinh đã khiến gã ra nông nổi hôm nay; cùng với đó cái tâm thế của một kẻ luôn tự cao, tự đại và không biết đâu là điều cần thiết, phù hợp cho chính mình đã biến Vinh trở thành liên tục gặp sai lầm và tự kết thúc cuộc đời mình bằng một cách không ai muốn!
Về quá trình phạm tội của Vinh và đồng bọn.
Cho đến thời điểm hiện tại, hành vi khiến Vinh và đồng bọn (Nguyễn Thị Minh Thúy) bị Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an bắt là tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ luật hình sự. Thời điểm được cho là Vinh bắt đầu có các hành vi viết, tán phát các bài viết có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước... là năm 2009. Và với phương thức sử dụng nhiều tên miền khác nhau để đăng các bài viết lên mạng internet (theo bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan Công an, Vinh đã sử dụng tất cả 12 tên miền).
Điều đáng nói, trước thời điểm chính thức bị cơ quan ANĐT, Bộ Công chính thức bắt để phục vụ điều tra (năm 2012), do xác định được Vinh là người trực tiếp điều hành trang Ba Sàm và xét thấy đây là một người có nhân thân đặc biệt, từng công tác trong ngành Công an nên thay vì áp dụng lệnh bắt ngay sau đó thì cơ quan điều tra đã nhiều lần tới tiếp xúc, phân tích, khuyên răn và đề nghị Nguyễn Hữu Vinh từ bỏ trang Ba Sàm cũng như các hoạt động chống phá trên mạng Internet. Vậy nhưng, đáng tiếc là Nguyễn Hữu Vinh lại xem những động thái không "cứng rắn" đó của Cơ quan điều tra như một sự bạc nhược và yếu kém của cơ quan này. Thậm chí, có thông tin trong một lần tiếp xúc, Vinh đã không ngại đưa ra những lời thách đố hết sức ngỗ ngược. Chính vì vậy, trước khi áp dụng các biến pháp ngăn chặn có tính cứng rắn, các nhà chức trách tại Việt Nam (Cơ quan Điều tra) đã có một sự nhân nhượng nhất định với con người này với hi vọng đó chính là lối mở để Vinh quay trở về là chính mình song chính cái thói kiêu căng, tự đại một lần nữa đã khiến Vinh bỏ lỡ và chuốc lấy cái trạng huống hôm nay!
Thiết nghĩ, chỉ có nhà tù và sự cô độc trong tù mới đủ sức khiến Vinh phải suy nghĩ và tự biết cho mình đâu mới là phương cách để làm lại cuộc đời. Nó có thể muộn với một kẻ đã 60 tuổi như Vinh nhưng chắc chắc nó cần thiết cho cái gia đình đáng kính của anh!
No comments:
Post a Comment