2016/03/14

Nguyễn Lân Thắng hằn học với Điều 4 - Hiến Pháp

Mẹ Đốp

Nguyễn Lân Thắng - Nhìn cái bản mặt đã biết không nên chơi (Nguồn: Internet). 

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trong bài viết "Trung thành với Hiến pháp là tiêu chuẩn hàng đầu của đại biểu Quốc hội", trong đó có đoạn: "Điều 3 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND quy định người ứng cử đại biểu Quốc hội “phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội”, trong đó có điểm 1 nêu rõ: “Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Theo qui định trên thì tiêu chuẩn đầu tiên là đại biểu Quốc hội phải trung thành với Hiến pháp. Trong khi đó tại điều 4 Hiến pháp hiến định rõ ràng: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. 

Rõ ràng ở đây những điều được tác giả bài viết phân tích ra không có bất cứ một sự sai sót nào. Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam được Hiến pháp qua nhiều thời kỳ (từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013) công nhận là đảng chính trị duy nhất được phép hoạt động và đồng thời cũng là chính đảng được xác lập vai trò lãnh đạo nhà nước và toàn dân tộc. Cho nên, chiếu theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND thì tiêu chuẩn của một đại biểu Quốc hội là phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam là điều hết sức dễ hiểu và hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, "Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam" không có nghĩa là "trung thành" một cách tuyệt đối và vô nguyên tắc. Sự "trung thành" ở đây nên được hiểu là trung thành về mặt lí tưởng, chủ trương và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hay nói cụ thể hơn, mỗi một đại biểu trung thành với Hiến pháp, với Đảng Cộng sản Việt Nam chính là họ luôn phải đặt lợi ích của dân tộc, nhân dân lên hàng đầu, có ý thức cống hiến để đưa đất nước ngày càng phát triển và giàu mạnh; phải lấy những giá trị cốt lõi của Đảng Cộng sản Việt Nam để vận hành và áp dụng trong quá trình công tác, học tập. Riêng đối với những tiêu cực, những vấn nạn hiện đang tồn tại trong Đảng thì đương nhiên thì ai cũng có trách nhiệm để tranh đấu, để phê phán và đẩy lùi chứ không riêng gì là người đại diện cho quyền lợi, lí tưởng của một bộ phận người dân trong xã hội! 

Do đó, hiểu "Trung thành với Hiến pháp, với Đảng Cộng sản Việt Nam" không có nghĩa người đại biểu Quốc hội đó thực hiện một cách thụ động và không nhất thiết họ phải đứng trong hàng ngũ Đảng thì mới thực hiện được. Điều này hoàn toàn phù hợp với một trong những nguyên tắc vận hành quá trình Bầu cử nói riêng cũng như các cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) khi chính thức được xác lập: Dân chủ, công bằng. 

Vậy nhưng, không hiểu vì lí lẽ gì, hiểu ra sao nhưng trong một stt ngay sau đó, Nguyễn Lân Thắng (Nguyen Lan Thang) đã viết: "Nếu nói trung thành với Hiến Pháp là tiêu chuẩn hàng đầu của đại biểu quốc hội thì tại sao từ năm 1946 đến giờ, quốc hội đã thay đến 5 bản hiến pháp? Hiến pháp nước người ta dùng hàng trăm năm không thay đổi, chỉ bổ sung thêm tu chính án nhằm bổ khuyết những mặt phát sinh trong thực tiễn xã hội. Hiến pháp ở Việt Nam chẳng qua là kim bài miễn tử cho chúng mày tha hồ đục khoét tài sản quốc gia, làm khổ nhân dân, làm hèn đất nước chứ có là cái mẹ gì mà phải tôn trọng...?". 

Nguyễn Lân Thắng đã rất đúng khi nói rằng từ năm 1946 đến giờ, nước ta đã có đến 5 bản hiến pháp và người viết cũng thừa nhận luôn là trên thế giới không nhiều nước thực hiện điều tương tự. Song ở đây cần có một sự rạch ròi giữa khái niệm "thay" và "sửa đổi" bởi: "thay" đồng nghĩa với việc một số nguyên tắc, một số điều luật có ý nghĩa nền tảng trong đó sẽ bị thay đổi còn "sửa đổi" thì chỉ dừng lại việc bổ sung một số nội dung trong đó. Hiểu như thế để thấy rằng, từ thời điểm năm 1946 đến nay, Việt Nam chỉ "sửa đổi" Hiến pháp để văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, "luật của mọi loại luật" này phù hợp hơn với bối cảnh lịch sử, quá trình phát triển của dân tộc. Trong đó, một điều rất dễ nhận ra là dù Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 hay Hiến pháp năm 2013 thì vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn được xác lập ở một vị trí đặc biệt. Cụ thể: 
Hiến pháp năm 1980 ở điều 4 đã có ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam được vũ trang bằng học thuyết Mác Lênin là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Các tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp”. 
Đến Hiến pháp năm 1992, giữ điều 4 nhưng có sửa lại: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Có chăng, sự khác biệt lớn nhất giữa các bản Hiến pháp là càng về sau vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam càng được củng cố, thiết lập một cách bền vững, vững chắc hơn mà thôi. Vì vậy, với suy nghĩ Việt Nam đã có 05 bản Hiến pháp đồng nghĩa với các nhà chức trách Việt Nam đã 05 lần "thay đổi" thật dễ hiểu tại sao Nguyễn Lân Thắng lại thốt lên rằng: "Hiến pháp nước người ta dùng hàng trăm năm không thay đổi, chỉ bổ sung thêm tu chính án nhằm bổ khuyết những mặt phát sinh trong thực tiễn xã hội". Chỉ xin được khẳng định lại với gã con cháu dòng họ Nguyễn Lân này rằng, bản chất sự thay đổi mà gã đang nói đến cũng chỉ là việc bổ sung, sửa đổi để Hiến pháp ngày càng phù hợp hơn với điều kiện, xu thế phát triển hiện nay của đất nước mà thôi. 

Các bản Hiến pháp ra đời sau không có bất cứ sự khác biệt nào về mặt nguyên tắc so với các Hiến pháp trước đó và vai trò, vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp không phải đợi đến năm 1980 hay năm 1992, 2013 mới thiết lập mà nó đã được thiết lập ngay từ đầu. Điều này càng cho thấy sự thống nhất, tính bền vững trong việc định hình vai trò, các thiết chế có tính ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng tới đời sống kinh tế, xã hội của cả đất nước. Chính vì vậy, việc nói rằng tiêu chuẩn của một Đại biểu Quốc hội là phải trung thành với Hiến pháp, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam không phải đến hôm nay mới có, nó đã được xác lập từ ngày đầu lập nước. Tiếc rằng, một kẻ có học như Nguyễn Lân Thắng lại không hiểu nổi điều đó và đó là nguyên nhân khiến Thắng tỏ ra hằn học với điều 4, Hiến pháp mỗi khi nghe người ta nói tới Đảng Cộng sản Việt Nam. 

No comments: