LâmTrực@
Thực tế cho thấy, bất kỳ một sự kiện chính trị nào của đất nước cũng đều có thể bị các thế lực thù địch tìm cách chống phá. Đó là quy luật. Vì thế, chuyện "tổ chức phản động đứng sau hậu thuẫn cho người tự ứng cử Quốc hội" là có thật. Mục đích của tổ chức phản động đưa người vào Quốc hội trong trường hợp này không phải là để đại diện cho tiếng nói của người dân lương thiện mà là để có cơ hội chống đất nước kín đáo và "hiệu quả" hơn.
Vậy
ai sẽ được những tổ chức phản động hậu thuẫn ứng cử đại biểu Quốc hội?
Đó là những người thuộc dạng cơ hội chính trị, những trí thức ngông
cuồng, tự cao tự đại, những nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu bất mãn với
chế độ, những người có quá khứ bất hảo, những người có quá khứ chống
lại Hiến pháp (Ví dụ kêu gọi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp hoặc làm thay đổi
nội dung của điều 4 Hiến pháp). Họ là những người có tư tưởng chống
đảng, nhà nước và đi ngược lại lợi ích dân tộc núp bóng "bất đồng chính
kiến, bất đồng quan điểm" với đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam.
Trên
thực tế, số người này thường tìm cách lợi dụng những sai sót lẻ tẻ của
chính quyền, hoặc những sơ hở của một vài cán bộ, hoặc vài tấm gương xấu
về đạo đức cán bộ đảng viên để rồi quy nạp, thổi phồng coi là phổ biến
để nói xấu đảng và nhà nước, nói xấu chế độ. Họ cũng xuyên tạc, nói xấu
những người được Đảng cử, dân bầu vào bộ máy quản lý nhà nước, hoặc tìm
cách đưa những người như họ vào tổ chức chính trị, vào bộ máy chính
quyền với ý đồ chống phá.
Có
những trường hợp, những người "tự ứng cử" chỉ là người cơ hội về kinh
tế, không có chính kiến rõ ràng, nhưng lại nhận được "tài trợ" của các
tổ chức chống Việt Nam ở nước ngoài và họ tham gia "tự ứng cử" theo sự
chỉ đạo của các tổ chức trên nhằm mục đích là phá hoại cuộc bầu cử chứ
không phải để chui vào Quốc hội. Trường hợp này, bản thân các tổ chức
tài trợ và bản thân người tự ứng cử biết chắc họ sẽ bị cử tri loại,
nhưng vẫn cứ tham gia với mục đích trực tiếp là để gây sự, chờ những
phản ứng xấu của chính quyền hoặc cán bộ rồi ghi lại, lấy cớ xuyên tạc
nói xấu chế độ.
Pháp
luật, dù ở đâu cũng không bao giờ có thể điều chỉnh được hết mọi ngõ
ngách của cuộc sống, nhất là đời sống chính trị. Vì thế, chắc chắn những
người biết mình không đủ điều kiện làm đại biểu Quốc hội, nhưng lại cố
tình tham gia theo sự chỉ đạo của các tổ chức phản động sẽ tìm cách
"lách luật" để vặn vẹo, gây khó dễ cho việc tổ chức bầu cử. Và việc chỉ
rõ họ là kẻ cơ hội chính trị hay "phản động" là điều cực kỳ khó khăn,
nhất là khi nó liên quan đến việc nhận diện và đấu tranh lâu dài với các
tổ chức phản động ở nước ngoài.
Theo cách nói của người Mỹ, "vì lý do an ninh", những người như thế sẽ bị loại và không cần giải thích.
Ở
nước ta, quyền bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của
công dân được quy định trong Hiến pháp. Việc những người tự ứng cử có
lọt qua các vòng hiệp thương, bầu cử hay không, còn phụ thuộc vào sự tín
nhiệm của cử tri và sự đánh giá của tổ chức bầu cử. Nếu các vòng hiệp
thương được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, không né tránh thì khó có
chuyện những người được tổ chức phản động hậu thuẫn lọt được vào danh
sách bầu cử hoặc trúng cử.
Cuối
cùng, trách nhiệm trong việc phát hiện, kiểm soát, loại bỏ những thành
phần có động cơ chính trị không trong sáng thuộc về cấp ủy cơ sở, tổ
chức bầu cử, cử tri… Qua đó vạch trần những kẻ "cơ hội chính trị" để
người dân được biết.
Xin
mách cho những người có trách nhiệm, những người lớn tiếng đòi làm rõ
tổ chức phản động đứng sau tài trợ cho người tự ứng cử vừa qua một có
thể chỉ cần vào trang web của người tự ứng cử để đọc thì sẽ biết ngay ai
được tổ chức phản động tài trợ, bởi "Có tật giật mình"!
No comments:
Post a Comment