Chiềng Chạ
Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy trước vành móng ngựa (Ảnh: Internet).
Tôi đã hơi lo lắng khi nghe Bờ Bờ Cờ Việt ngữ (BBC) đăng tin "LHQ phê phán VN vì vụ xử 'Ba Sàm'.
Cho đến thời điểm hiện tại, Liên Hợp Quốc được biết đến với vai trò là
tổ chức quốc tế có đông đảo thành viên các quốc gia tham dự. Việt Nam
cũng là một trong số các thành viên của Tổ chức lớn nhất hành tinh này
từ năm 1977. Vậy nên một khi bị tổ chức này "tuýt còi" thì xem như đó là
điều không lấy làm may mắn gì cho Việt Nam. Đoạn tin có viết:
"Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi Việt Nam “ngừng đàn áp” những người chỉ trích chính phủ sau vụ xử ông Nguyễn Hữu Vinh và trợ lý Nguyễn Thị Minh Thúy hôm 23/3".
Tuy nhiên, chỉ trong một đoạn tin ngắn đến như thế, nhưng người làm báo
tại BBC Việt ngữ đã mắc phải những lỗi hết sức sơ đẳng trong nghiệp viết
lách.
Đầu tiên là chuyện đánh đồng giữa vai trò của một tổ chức có tính chất
bao trùm và rộng lớn nhất hành tinh - Liên Hợp quốc với một cơ quan
thành viên, trực thuộc là Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Mặc dù bản
thân Liên Hợp Quốc hiện đang có những vấn đề "bất công", thiếu công bằng
giữa các thành viên, nhất là cơ chế quyền phủ quyết của 05 thành viên
thường trực Hội đồng bảo an nhưng xét trên bình diện quốc tế đây là tổ
chức có vai trò ảnh hưởng lớn nhất đối với thế giới và bản thân từng
quốc gia. Vậy nên, tiếng nói và các động thái của cơ quan này sẽ ít
nhiều gây ra những tác động đối với các chủ thể liên quan, nhất là trong
bối cảnh tiếng nói của Liên Hợp Quốc đang giữ một vị trí quan trọng
trong việc thực thi chính sách của các nước lớn lên phần còn lại của thế
giới.
Và câu chuyện sẽ hoàn toàn khác đi nếu chủ thể lên tiếng đó chỉ là một
thành viên trực thuộc Liên Hợp Quốc, cụ thể là Ủy ban Nhân quyền Liên
Hợp Quốc - một nơi được biết đến là công cụ của Mỹ và một số nước trong
việc tạo ra lí do để can thiệp vào nội bộ của nước khác. Cũng xin thông
tin thêm, với các vụ án trước đó như của Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hay Tạ
Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ, Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc cũng đã thực
hiện cái điều tương tự. Có điều ở các lần trước BBC Việt Ngữ tỏ ra khách
quan và chân thực hơn trong việc đưa tin.
Thứ hai, về lí do khiến Ủy ban nhân quyền Liên Hợp Quốc lên tiếng xung
quanh việc các nhà chức trách Việt Nam đưa Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị
Minh Thúy ra xét xử theo cách đưa tin của BBC là "Việt Nam “đàn áp” những người chỉ trích chính phủ". Nghĩa
là trong nhận thức của cả Ủy ban nhân quyền Liên Hợp Quốc và BBC,
Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy bị đưa ra xét xử và lần lượt
lĩnh các bản án 5 năm và 03 năm là do hai người này đã có hành vi thông
qua các diễn đàn, tài khoản cá nhân trên mạng Internet để chỉ trích
Chính phủ (?): "Chúng tôi thúc giục chính
phủ Việt Nam ngừng đàn áp cá nhân chỉ vì bày tỏ quan điểm, và kêu gọi
giới chức thả ngay các blogger và nhà hoạt động bị giam vì các cáo buộc
tương tự.” (Phát biểu của ông Laurent Meillan, quyền đại diện khu vực của OHCHR).
Về
điều này, xin được nhắc lại quá trình, hành vi phạm tội của Nguyễn Hữu
Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy để cho thấy lí do lên tiếng chỉ trích của
Ủy ban nhân quyền Liên Hợp Quốc là thiếu thuyết phục và không đủ độ tin
cậy: "Nguyễn
Hữu Vinh bị bắt ngày 5/5/2014 vì "đã có hành vi đăng tải các bài viết
trên mạng Internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất
lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân,
quy định tại Điều 258 – Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam."
No comments:
Post a Comment