2016/03/27

Quan hệ Mỹ - Cuba: Mềm nắn, rắn buông

Chiềng Chạ
Trong chuyến thăm lịch sử tới đảo quốc Cu ba của người đứng đầu Nhà Trắng bên cạnh những thoả thuận mà hai bên đã nhất trí sẽ cùng hợp tác để đẩy mạnh quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước thì đội ngũ truyền thông đến từ Mỹ đã không quên tận dụng một cơ hội để chất vấn nhà lãnh đạo Cuba Castro về một số nội dung mà họ cho là "Cu ba cần công khai và bạch hoá để cho cả thế giới cùng biết". Theo đó, vấn đề tù nhân chính trị ở Cuba đã được các nhà báo đến từ Mỹ đặt ra để chứng tỏ rằng nước Mỹ là nơi khởi phát các giá trị nhân quyền và bảo vệ nhân quyền cũng là thứ trách nhiệm mà họ tiên phong đảm nhận, gánh vác. 
Tổng thống Obama và Chủ tịch Cuba Castro trong chuyến thăm Cuba (Nguồn: Internet). 
Nếu không có gì thay đổi thì việc chất vấn thành công vấn đề này sẽ đủ sức khiến Mỹ có thể gây sức ép lên Cuba, buộc Cu ba phải nhân nhượng hoặc thực hiện những điều có lợi cho Cuba. Đây cũng là điều mà Mỹ đã từng áp dụng với Việt Nam trong thời kỳ đầu thiết lập bình thường hoá quan hệ giữa hai nước nhưng đã không thành công. Việc người Mỹ tiếp tục áp dụng với Cuba cho thấy nhân danh nhân quyền và thực thi nhân quyền là chiêu bài tương đối phổ biến của cường quốc này trong một bối cảnh mà lẽ ra nên cần một sự cân bằng hơn là xác lập lợi thế hay sức ép tới đối tác của mình. 
Song người Mỹ hình như đã đánh giá hơi thấp đối tác của mình ở phương diện ứng đối ngoại giao. 
Ông Castro đã phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc mà đội ngũ báo giới Mỹ đặt ra về vấn đề tù nhân chính trị mà nhiều người khi nghe qua đã không thể tưởng tượng nổi đây mới chỉ là thời kỳ đầu 'bình thường hoá quan hệ giữa hai nước". Và phải chăng ông Castro không quá mặn mà gì với mối quan hệ đang trong giai đoạn "trứng nước" này? 
Chưa hết, nhà lãnh đạo đến từ Cuba còn khảng khái đưa ra tuyên bố: "Nếu các nhà báo có thể "đưa cho ông một danh sách" thì những người đó sẽ được trả tự do "ngay trong tối nay". 
Trước sự thẳng thắn đến quyết liệt của ông Castro đương nhiên các nhà báo đến từ Mỹ đã không thể có thêm bất cứ điều gì để hỏi, họ ra về trong một tâm trạng bất đắc chí không thường thấy.
Cũng xin thông tin thêm, để dọn đường cho nội dung chất vấn này của báo giới đến từ Mỹ hòng tạo được sức ép cần thiết lên Cuba với một chiêu bài tương đối cũ và từng nhiều lần bị nhận diện, trước đó đài VOA đã có bài viết: "Hàng chục người bị bắt ở Cuba trước chuyến thăm của ông Obama". Trong đó, có đoạn viết: "Nhà chức trách Cuba đã bắt giữ hàng chục người biểu tình chống chính phủ cộng sản ở Havana, vài giờ trước khi Tổng thống Barack Obama có chuyến thăm lịch sử tới đảo quốc này". Nhưng thật tiếc với cách đưa tin kiểu cáo buộc trắng trợn mà không cần bằng chứng để "dọn đường dư luận" nên nó đã không giúp được gì cho những kẻ nhân danh nhân quyền khi gặp phải tình huống khó. 
Thế mới biết, không phải ở đâu nước Mỹ cũng có thể sử dụng nhân quyền để nhảy múa, làm hàng! Chủ tịch Cuba đã chỉ cho người Mỹ thấy được rằng, đã đến lúc chiêu bài nhân quyền nên được cất vào bảo tàng trước khi nó kịp làm xấu thêm hình ảnh thảm hại của nền ngoại giao Mỹ! 

No comments: